“Trái tim sư tử” của cậu bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Em Vi Thanh Nhật chia sẻ về hành trình chiến đấu với bệnh tật.
Em Vi Thanh Nhật chia sẻ về hành trình chiến đấu với bệnh tật.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Bức thư này được gửi từ một cậu bé người dân tộc thiểu số, mang bệnh hiểm nghèo đang luôn cố gắng, nỗ lực vượt qua nghịch cảnh về sức khỏe và thiệt thòi giáo dục để theo đuổi ước mơ tìm kiếm tri thức, khẳng định giá trị bản thân”. Đó là những dòng đầu tiên mà nam sinh Vi Thanh Nhật gửi đến Đại học Anh quốc Việt Nam để xin học bổng. Và nam sinh xứ Nghệ ấy đã vinh dự giành được học bổng “Trái tim sư tử”.

Không muốn trở thành gánh nặng

Thông tin Vi Thanh Nhật, học sinh lớp 12A1 Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An giành được học bổng “Trái tim sư tử” của Đại học Anh quốc Việt Nam khiến nhiều người vui lây nhưng không quá bất ngờ. Bởi nhiều năm qua, Nhật luôn nỗ lực vượt qua bệnh tật để học tập tốt.

Dáng người nhỏ nhưng ở Nhật luôn toát lên phong thái tự tin, thông minh. Nhật là người dân tộc Thái, sinh sống ở bản Tân Sáng, xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương. Đây là một bản nghèo của xã Ngọc Lâm được thành lập từ năm 2009 khi triển khai xây dựng Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, phải di dời từ huyện Tương Dương về tái định cư.

Gia đình Nhật có hoàn cảnh khá khó khăn, bố mẹ đều làm nương rẫy. Lên 4 tuổi, Nhật phát hiện mắc bệnh Thalasemia (bệnh tan máu bẩm sinh). Đây là căn bệnh hiếm gặp và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Kể từ đó, hàng tháng cậu bé ấy lại khăn gói đồ đạc xuống Viện Huyết học và Truyền máu tỉnh để điều trị, truyền máu, đào thải sắt; mỗi lần kéo dài 5 - 7 ngày.

Dù liên tục bị gián đoạn chuyện học hành do phải xuống viện truyền máu nhưng Nhật luôn tự nỗ lực, học tập tốt. Tốt nghiệp cấp 2, Nhật trúng tuyển vào Trường THPT Dân tộc nội trú, là một trong những học sinh có điểm trúng tuyển cao nhất trường, nhận được một khoản học bổng.

Sau 2 tuần nhập học, Nhật xin về học ở một ngôi trường gần nhà. Bởi em sợ sức khỏe mình sẽ không đảm bảo khi sống một mình tại nơi xa lạ. Tuy nhiên, với sự quan tâm đặc biệt của thầy, cô giáo, bạn bè, Nhật quyết định quay lại trường. “Em không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Em muốn làm cái gì đó để thay đổi được số phận, sống có ích cho xã hội”, Nhật nói.

Quyết tâm của em càng được tiếp thêm sức mạnh khi kịp thời nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức, doanh nghiệp. Suất học bổng trị giá 20 triệu đồng đã giúp cậu học sinh bệnh tật yên tâm hơn trong việc học và chữa bệnh hàng tháng.

Quá trình học tập, Nhật không thụ động mà luôn tìm kiếm cơ hội tương lai cho bản thân. Em chia sẻ, năm lớp 10 từng ước mơ sẽ làm bác sỹ để chữa bệnh cho những người có hoàn cảnh giống mình. Tuy nhiên, qua tìm hiểu em nhận thấy công việc của bác sỹ rất áp lực, vất vả, sợ mình không đáp ứng được. Với ngành công nghệ thông tin, dù bản thân đạt giải cao tại các cuộc thi ở trường nhưng em thấy nghề này vẫn chưa thực sự phù hợp. Sau đó, Nhật khá thích thú và đam mê ngành công nghệ tài chính. Từ đó, em quyết tâm “săn” học bổng của Trường Đại học Anh quốc Việt Nam.

Mong muốn giúp những người cùng cảnh ngộ

Quá trình săn học bổng, ngoài việc học tốt ở trường, Nhật cũng đặt vấn đề sức khỏe lên hàng đầu. Nam sinh này tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sỹ. Theo Nhật, tự học là cách mình có thể lấp đầy kiến thức còn hổng. Do vậy, dù tháng nào cũng mất nhiều ngày điều trị ở BV nhưng Nhật luôn tự học, bổ sung kiến thức. Vấn đề nào chưa hiểu, Nhật nhờ thầy cô giảng lại.

Với những nỗ lực của bản thân, ba năm liền Nhật là học sinh giỏi toàn diện và giành giải Nhất cuộc thi tin học cấp trường, giải Nhì cuộc thi Khoa học, kỹ thuật do trường tổ chức. Ngoài việc học, Nhật cũng năng nổ tham gia các hoạt động và phong trào của trường.

Sau đó, Nhật làm hồ sơ đến chương trình “Trái tim sư tử” của Đại học Anh quốc Việt Nam. Đây là chương trình học bổng được xây dựng với mục tiêu khuyến khích, tạo động lực cho những học sinh có bất lợi về thể chất, sức khỏe hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn biết nuôi dưỡng ý chí kiên cường, trái tim dũng cảm và sức chiến đấu phi thường để vượt qua rào cản cá nhân, phấn đấu đạt được thành tích xuất sắc, truyền cảm hứng tích cực đến những người xung quanh.

Ở những dòng đầu tiên của bức thư xin học bổng, Nhật viết: “Bức thư này được gửi từ một cậu bé người dân tộc thiểu số, mang bệnh hiểm nghèo đang luôn cố gắng, nỗ lực vượt qua nghịch cảnh về sức khỏe và thiệt thòi giáo dục để theo đuổi ước mơ tìm kiếm tri thức, khẳng định giá trị bản thân”.

Trong bức thư, em cũng chia sẻ những câu chuyện của bản thân, từ một cậu học trò ốm yếu, mắc bệnh hiểm nghèo đến khát khao được đi học. Dù nơi em ở việc giáo dục chưa được chú trọng, nhưng để thoát nghèo buộc em đưa ra quyết tâm phải học để thay đổi cuộc sống của chính bản thân, của các thế hệ trẻ trong bản làng và quê hương mình.

Hồ sơ gửi đi một thời gian, Nhật nhận được thông báo phỏng vấn của nhà trường khi em đang điều trị tại BV Huyết học và Truyền máu Trung ương. Nhật chia sẻ: Vào ngày 10/4, khi đang điều trị bệnh ở Hà Nội thì nhận được thông báo phỏng vấn. Em phải xin phép bác sĩ một ngày xuất viện để đi phỏng vấn. Dù khá hồi hộp nhưng nhờ sự động viên của bố mẹ, cô giáo chủ nhiệm… em lấy lại được bình tĩnh và trả lời phỏng vấn khá tốt. Quá trình phỏng vấn vì khả năng nói tiếng Anh chưa lưu loát nên những câu trả lời cần phải bày tỏ về suy nghĩ của bản thân, Nhật chọn sử dụng tiếng Việt để có thể tự tin trong diễn đạt ý tưởng của mình.

Nhật chia sẻ, cộng đồng mà em muốn hướng tới, muốn giúp đỡ là những người có vấn đề về sức khỏe, người bị bệnh mãn tính. Bởi những người mắc các căn bệnh này thường có mặc cảm là gánh nặng của xã hội và phải chịu sự giúp đỡ. Cộng đồng thứ hai mà em muốn quan tâm là các học sinh ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn, phải cố gắng làm sao để tạo ra sự thay đổi về mặt suy nghĩ, nhận thức của các bạn.

Sau thời gian chờ đợi, mới đây Nhật nhận được thông báo của Trường Đại học Anh quốc Việt Nam gửi đến. Nhận được học bổng “Trái tim sư tử”, Nhật cho hay vô cùng hạnh phúc.

Theo cô giáo chủ nhiệm Lê Thị Lệ Hồng, dù thời gian ở lớp không nhiều nhưng Nhật có tinh thần tự học tốt, khả năng tổ chức các hoạt động rất khoa học. Bên cạnh đó em rất nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, hào hứng tham gia các hoạt động, các phong trào Đoàn của nhà trường. Nhật là học sinh giỏi toàn diện 3 năm liên tục.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.