Trái tim mặt trời ở Hương Toàn

Ông Quang và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Thủy những người cha người mẹ tái sinh sưởi ấm cho các cánh cò mồ côi đang vui với các cháu của mình.
Ông Quang và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Thủy những người cha người mẹ tái sinh sưởi ấm cho các cánh cò mồ côi đang vui với các cháu của mình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Người dành suốt 29 năm thầm lặng cứu giúp hàng ngàn lượt người, tài sản khi lũ lụt và làm ba nuôi nâng đỡ tinh thần cho những “cánh cò” mồ côi bớt cơ cực trên cánh đồng cuộc đời…Đó là ông Nguyễn Sanh Quang (56 tuổi, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Hiệp sĩ nơi rốn lũ

Mùa nước bạc, sau mưa lớn nước sông Bồ lại dâng trắng ruộng đồng. Nước ngập chia cắt 13 thôn vùng thấp trũng biến xã Hương Toàn thành “ốc đảo”. Tình cờ ghé qua đây, chúng tôi được ông Hoàng Trọng Hiệu, Chủ tịch UBND xã giới thiệu, gặp gỡ “hiệp sĩ rốn lũ” Nguyễn Sanh Quang.

“Năm 1992, tôi đang neo, đậu đò vào nơi an toàn tránh mưa bão thì nghe có người hớt hải chạy ra kêu cứu. Tôi liền nhổ neo, nổ máy vận hành thật nhanh đưa người đuối nước lên bờ”, ông Quang, làm nghề thầu xây dựng kể về lần đầu băng lũ cứu người. Từ đó, việc chở cán bộ cấp xã, thị xã đến tỉnh đi kiểm tra, các mạnh thường quân cứu trợ trong lụt bão với ông thành “trách nhiệm” tự mang: “Trời mưa ai cũng ro ro trong nhà, mình đi giúp được ai thì giúp’’, ông cười nói.

Ông Nguyễn Văn Dũng, người dân thôn Giáp Kiền nhớ như in trong cơn đại hồng thủy lụt năm 1999: “Chúng tôi biết ơn không nói nên lời. Khi ấy, ông Quang còn làm nghề cát sạn, vợ có quầy tạp hóa nhỏ. Nước lên, nhà lút, ông bồng 3 đứa con thơ cùng vợ kéo đò chạy lũ. Nghe tiếng kêu cứu, ông lội nước ngang cổ vào tận từng nhà cõng người già, trẻ em, đưa người đang vịn tay trên cửa sổ xuống đò, người mang can nhựa bơi theo thì dừng đò đưa lên…”. Lần đó, ông Quang cứu 100 người trong thôn cùng 300 người trong xã đến UBND tránh lũ.

Những chuyến đò cứu người giữa rốn lũ Hương Toàn của ông Nguyễn Sanh Quang.

Những chuyến đò cứu người giữa rốn lũ Hương Toàn của ông Nguyễn Sanh Quang.

Đêm ấy thôn Nam Thanh nước dâng ngập sâu nhất tới 4m so với với mặt đường. Thấy bà con đi sơ tán đều bằng tay không, ông Quang chở thêm 4 tạ gạo để nấu cơm tập trung cho bà con cùng ăn. Biết ông Quang có lòng dũng cảm lại am hiểu địa hình, những năm saulãnh đạo xã cùng huy động ông tham gia Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp xã. Ông Quang trở thành người dân duy nhất là thành viên của Ban.

Năm nào ông cũng túc trực, dẫn đường để đi xác minh trường hợp bệnh tật, người neo đơn cần đưa đi viện gấp trong lụt bão, tham gia cấp phát nhu yếu phẩm các xã từ Hương Toàn đến Hương Cần, Hương Vinh (TX Hương Trà) hay Quảng Thọ (huyện Quảng Điền). “Nói là trực từ 6 - 18h nhưng ngày nào ông cũng từ 21 -22h đêm mới về nhà”, lãnh đạo xã Hương Toàn nhắc lại.

Hôm đó khoảng tháng 10/2020, nước ngập ngang cửa sổ nhà, ông vừa đi cứu hộ về lội vàothì Trưởng Công an xã lại chạy tới, bảo: “Chú ra cứu 3 người phụ nữ đi chiếc xuồng nhỏ bị lật”.

Như mọi lần, ông khoác vội áo xuống đò. “Bốn bề bên dưới nước chảy xiết trên đầu mưa rát mặt, chướng ngại là mồ mả cùng đêm tối. Tôi bình tĩnh vận hành đò đi qua xã Hương Vinh về phường Hương Sơ. Lần mò giữa mịt mùng bỗng thấy tín hiệu đèn điện thoại nháy từ xa, tôi biết họ đây rồi. 3 người bị nạn, 1 xuồng nhỏ … tôi vớt lên đò đưa đến UBND xã trú tránh”, ông Quang kể.

Sau nhiều năm có người giờ đã đi Mỹ khi về nước vẫn không quên ân nghĩa đến thăm, láng giềng có bó rau, trái cùng chia sẻ… ánh mắt dành cho ông Quang cũng thiện cảm, nể trọng.

Người nâng “cánh cò mồ côi” bay

Không chỉ là người hùng “ngoài hàng tổng” của xã Hương Toàn ông còn là người hùng trong gia đình của 5 người con. Ba người con trai ruột nay đều học thành tài, tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, công việc ổn định. Ngoài ra, ông còn có thêm hai cô con gái vốn là trẻ mô côi.

Vừa xem ảnh gia đình ông Quang vừa kể: Năm 2008, vụ tai nạn đường sắt thương tâm cướp mạng hai vợ chồng và một đứa trẻ ở ga Văn Xá khiến 3 đứa trẻ còn lại sớm phải mồ côi cả cha lẫn mẹ. Ban đầu tôi bàn vợ may cho cháu bộ áo dài thay cho chiếc áo dính đen mủ cao su, mua bộ sách, đóng học phí giúp cháu. Nhưng thấy hoàn cảnh chị gái phải nuôi em rồi trả nợ cho ba mẹ, ngày ngày chặt củi, cạo mủ cao su kiếm sống… sợ cháu bỏ học mất tương lai tôi quyết định xin để đưa em Trần Thị Diễm Lan, lúc đó 13 tuổi chuyển trường về Hương Toàn giúp đỡ con đi học.

Ông Quang, mặc vest đen (bên trái) hạnh phúc trong ngày cưới của con gái nuôi.

Ông Quang, mặc vest đen (bên trái) hạnh phúc trong ngày cưới của con gái nuôi.

Với sự ủng hộ của vợ, ông hỗ trợ nuôi Lan ăn học, hai vợ chồng đưa con đi chơi mỗi cuối tuần để quên đi cú sốc lớn mất ba, mẹ; cho cháu sinh hoạt như con ruột mỗi khi về nhà. Sợ con buồn rồi chểnh mảng việc học, ông ngày đêm kèm cặp, động viên con học bài. Học hết ba năm trung học phổ thông thì Lan đậu Đại học Sư Phạm Toán. “Cháu vào Đại học, tôi đi thuê phòng trọ, lo cho cháu bằng bạn bằng bè. Con học giỏi mỗi lần giành được học bổng tôi vui lắm. Giờ đây cháu đã trở thành một giáo viên giỏi tại tỉnh Bình Dương”, ông tự hào nhắc đến con gái nuôi.

Từ trong tập hồ sơ, tập thư được ông Quang còn cất giữ cẩn thận là những lá thư tay của con gái nuôi Hồ Thị Minh Hiếu.

"Lúc đó tôi đang làm công trình, trời nắng gắt khát nước nên tôi ghé vào xin ly nước thì gặp cô bé như lọ lem vừa mò cua bắt ốc dưới ao lên rất lễ phép đưa cho tôi một ly nước. Tôi vào thăm nhà, căn nhà bốn bề lọt gió, ngỡ ngàng thấy cảnh Hiếu chăm mẹ bị bại liệt do viêm đa khớp dạng thấp nằm một chỗ, tôi hỏi ra thì nghe con nói không biết ba mình là ai.

Nghe con nói nhà khó khăn chắc phải nghỉ học tôi lại bồn chồn lo, đến gặp mẹ của Hiếu xin để mình giúp cho con trở lại trường. Bà mẹ nói: “Hiếu có ước mơ đi học nhưng tôi cực quá lại đau yếu. Hôm trước có người đến đây mua vali, váy cho cháu nói cháu đi làm ở miền Nam lấy tiền nuôi mẹ”. Sợ đứa trẻ bị lừa gạt khi lao động sớm, ông Quang vận động thêm hợp tác xã Đông Toàn, Tây Toàn, các mạnh thường quân, chính quyền xây cất một căn nhà cho hai mẹ con.

Mong muốn Hiếu có chỗ dựa tinh thần, tiếp tục đến trường, đỡ đần cho Hiếu và mẹ lại hay đau ốm khi đi viện cũng cần người ký cam đoan… ông lại nhận cô làm con nuôi, được chính quyền cấp giấy giám hộ. Người vợ của ông cùng chồng đôn đáo tìm trường cho con gái nuôi thứ hai có cơ hội đến trường học tiếp lớp 10. Ông Quang thương con luôn buồn tủi, lặng lẽ tìm gặp Ban giám hiệu tâm tình về hoàn cảnh của cháu để giáo viên, bạn bè quan tâm, bớt mặc cảm. Hiếu cũng học được hết lớp 12.

Người con gái nuôi Hồ Thị Minh Hiếu trước và sau khi được ông nhận nuôi.

Người con gái nuôi Hồ Thị Minh Hiếu trước và sau khi được ông nhận nuôi.

“Khi các con Lan và Hiếu trưởng thành, có nghề, có người yêu mến rồi dẫn nhau về nhà gặp vợ chồng tôi, vợ chồng tôi mời lãnh đạo xã về chứng kiến chấp nhận gả con đi. Được đứng ra lo liệu, đặt mâm ngũ quả, tổ chức đám cưới trao con gái cho chỗ tử tế tôi thấy cũng là quà tặng cuộc sống cho mình rồi”, ông Quang không dấu được sự xúc động.

“Chú coi con là một đứa con tinh thần. Chú cùng chị Trước dẫn cho con đi sắm đồ mới tạo cho con cảm giác như ba mẹ tái sinh của mình vây (…) Ba ơi! Cho con được gọi chú một lần như chính người ba thân yêu của con đã mất, đó là tiếng gọi thiêng liêng mà con đã khao khát gọi từ lâu lắm rồi”, ông Quang vuốt từng góc lá thư cho phẳng nâng niu lá thư tay của Diễm Lan, khi nhớ con vì đại dịch COVID nhiều tháng chưa gặp nhau, chỉ có thể gọi điện qua zalo.

Ba mất khi ông Nguyễn Sanh Quang lên 13 tuổi, ông phải nghỉ học cùng mẹ lo cho 6 đứa em. “Ba mất chỉ để lại một con trâu, tôi đã dùng con trâu đó để đi cày thuê kiếm tiền. Vậy mà không biết động lực thế nào, đến năm 1992 tôi cũng sắm được 4 chiếc đò để đi làm cát sạn rồi làm thầu xây dựng. Sự nghiệp của tôi bắt đầu như vậy và cũng là chiếc đò để tôi chở được nhiều người từ tay thủy tinh trở về, nuôi nấng các con thành người, xây dựng tổ ấm đời mình”, ông Quang rưng rưng.

Ông Nguyễn Sanh Quang vinh dự nhận nhiều bằng khen: Cá nhân tiêu biểu trong 5 năm “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 05 CT/CP năm 2021; bằng khen đạt nhiều thành tích trong công tác Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam xã Hương Toàn trong nhiều năm,Gia đình văn hóa tiêu biểu giai đoạn 2018 -2020 của Thị xã Hương Trà…

Ông Hoàng Trọng Hiệu, Chủ tịch UBND xã Hương Toàn dành những lời trân trọng: “Trong thời gian qua và những năm trước đây ông Quang đã thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện, công tác xã hội quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các trường. Trong lũ lụt thiên tai là người gương mẫu tiên phong dẫn đường hướng dẫn trong các phòng chống lụt bão thoát hiểm, đảm bảo an toàn anh chị em cán bộvà bà con”.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.