Trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
Một góc trưng bày trong khuôn khổ chương trình trải nghiệm. (Ảnh: T.T)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Kỷ niệm 8 năm thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2016 - 2024), chương trình trải nghiệm văn hóa Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tâm - Đẹp - Vui được giới thiệu tới công chúng tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vào tối thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần từ tháng 6/2024.

Chương trình không chỉ tôn vinh nét đẹp trong Tín ngưỡng thờ Mẫu, quảng bá văn hóa truyền thống của dân tộc đến với công chúng trong và ngoài nước mà còn đa dạng hóa hoạt động của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, thu hút khách du lịch bằng những trải nghiệm hấp dẫn. Tham gia chương trình, du khách sẽ được tham quan nghệ thuật sắp đặt liên quan tới Tín ngưỡng thờ Mẫu, hòa mình vào không gian âm nhạc chầu văn, thưởng thức các đặc sản ẩm thực đặc trưng Hà Nội.

Chương trình trải nghiệm có sự tham gia của Tiến sĩ, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đức Hiển, phụ trách chuyên môn và trực tiếp tham gia diễn xướng. Theo ông Nguyễn Đức Hiển, tiêu chí xây dựng chương trình phải bảo đảm tính thiêng, sự uy nghi của các vị thánh thần, đồng thời có tính nghệ thuật, diễn tả được giá trị cốt lõi của tín ngưỡng. Sau một thời gian thử nghiệm, đơn vị tổ chức sẽ tiến hành khảo sát, nếu chương trình nhận được sự hưởng ứng của khách nước ngoài, sẽ thuyết minh nội dung bằng tiếng Anh, góp phần quảng bá văn hóa truyền thống Việt Nam.

Cũng trong hoạt động của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, cuối tuần qua đã diễn ra Tọa đàm “Nếp áo thanh xuân” thuộc khuôn khổ Lễ kỷ niệm 4 năm ngày thành lập CLB Phụ nữ với Di sản Văn hóa nhằm tôn vinh áo dài - trang phục truyền thống của dân tộc cũng như phát động các hoạt động sắp tới của dự án “Nếp áo thanh xuân” do Mạng lưới Di sản Kết nối, cùng với Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam điều hành, dưới sự bảo trợ của Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam thực hiện.

Sự kiện nổi bật trong buổi tọa đàm là hoạt động trao tặng hơn 500 chiếc áo dài cho cô giáo và các em học sinh đại diện ba trường THPT tiêu biểu thuộc diện miền núi khó khăn ở các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An và Thanh Hóa.

“Là một trường miền núi, việc các em học sinh có cơ hội mặc áo dài là vô cùng khó khăn. Vậy nên, chương trình này rất ý nghĩa với trường chúng tôi bởi vì các em sẽ có cơ hội được khoác lên mình chiếc áo dài truyền thống. Thầy trò chúng tôi rất vui và vinh dự khi được nhận món quà này!” - chia sẻ từ cô giáo Hiệu phó Trường THPT Cẩm Thủy, Thanh Hóa.

Tin cùng chuyên mục

Di tích Đình Thổ Tang, tỉnh Vĩnh Phúc.

Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích Đình Thổ Tang

Phó Thủ tướng Lê Thành Long mới ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc).

Đọc thêm

Nếp áo thanh xuân

Phụ nữ thành phố Tuyên Quang hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam. (Ảnh: Báo Tuyên Quang)
(PLVN) - “Nếp áo thanh xuân” là sáng kiến trong chuỗi hoạt động của mạng lưới Di sản - Kết nối, được Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam khởi xướng nhằm gìn giữ, phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tới công chúng trong và ngoài nước, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Ca trù, dòng chảy bền bỉ miền cửa biển

Các đào nương hát thờ tại cửa Đình An Biên- Lê Chân, TP Hải Phòng.
(PLVN) - “Hồng hồng tuyết tuyết! Mới ngày nào chửa biết cái chi chi. Mười lăm năm thấm thoát có xa gì...”. Vào những dịp lễ, tết hay các ngày kỷ niệm của đất nước và thành phố, người dân TP Cảng có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc ngay tại dải trung tâm thành phố hay vườn hoa Nhà kèn hoặc cửa đình An Biên hàng tháng…

Lễ Đông Sửa của người Thái ở Yên Châu

Lễ Đông Sửa của người Thái ở xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Lễ Đông Sửa (hay còn gọi là cúng rừng thiêng) của dân tộc Thái ở bản Khá, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu (tỉnh Sơn La) là nét văn hóa tâm linh như một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây...

Nên và không nên làm gì trong Tết Đoan Ngọ?

Nên và không nên làm gì trong Tết Đoan Ngọ?
(PLVN) - Tết Đoan Ngọ, hay còn gọi tết Đoan dương, Tết diệt sâu bọ là ngày lễ truyền thống của người Việt, diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm. Năm 2024, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ 2, ngày 10/6 dương lịch. Dân gian cho rằng nên và không nên làm một số việc trong ngày này.

Lễ hội ẩm thực chay thu hút hàng ngàn người dân và du khách Huế

Lễ hội ẩm thực chay- Festival Huế 2024 diễn ra từ ngày 8/6 đến 9/6.
(PLVN) - Chiều 8/6, tại Nghinh Lương Đình, TP Huế, Ban từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ban Tổ chức Festival Huế, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh và một số doanh nghiệp, cơ sở ẩm thực, nhà hàng, khách sạn trong tỉnh tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực chay - Festival Huế 2024.

Cần những câu chuyện kể để bảo tồn, phát huy tiềm năng di sản ở bảo tàng

Chiếc hộp kể chuyện ở Bảo tàng TP HCM. (Nguồn: baodautu.vn)
(PLVN) - Dự án “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam” do Quỹ Đoàn kết các dự án Đổi mới (FSPI) của Bộ Ngoại giao Pháp tài trợ và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2022 - 2024. Để phát triển, nâng tầm các bảo tàng, Việt Nam đã và đang thực hiện những dự án, liên kết để học hỏi kinh nghiệm gìn giữ, bảo tồn di sản và phát huy tiềm năng của bảo tàng.

Đừng để lễ hội dân tộc bị “mất gốc” văn hóa

Lễ hội cầu mưa của người Thái Trắng ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La được bảo tồn và phát huy. (Ảnh: Hà Hằng)
(PLVN) - Một số lễ hội dân tộc được phục dựng chỉ để phục vụ, thu hút khách du lịch, nhiều yếu tố trong lễ hội được làm mới, xa lạ với truyền thống địa phương. Cách thức tổ chức nhiều lễ hội dân gian chưa tốt, thậm chí lộn xộn, gây bất bình cho người dân lẫn du khách.

Làng nghề Vĩnh Phúc thích ứng để hội nhập

Phát triển làng nghề thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
(PLVN) - Trong bối cảnh hội nhập, các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh để gìn giữ, phát triển nghề truyền thống bền vững.

Triển lãm 'Báu vật hoàng cung' tại Lâm Đồng

Triển lãm 'Báu vật hoàng cung' tại Lâm Đồng
(PLVN) - Bảo tàng Lâm Đồng mở cửa miễn phí đón khách tham quan với nhiều hoạt động hấp dẫn đến ngày 6/6, trong đó, lần đầu tiên 36 hiện vật “Báu vật hoàng cung” được trưng bày, giới thiệu đến công chúng. 

Những kỷ lục ở chùa 'bà Đanh' và đền 'bà chúa Mõ'

Chùa Trà Phương có lịch sử hơn 1.000 năm, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, tôn giáo. (Ảnh: PV)
(PLVN) - “Cổ Trai Đế vương, Trà Phương Công chúa”, câu đồng dao được lưu truyền từ đời này sang đời khác khi nhắc đến mảnh đất Trà Phương (Kiến Thụy - Hải Phòng), nơi có ngôi chùa cổ lưu giữ những giá trị văn hóa, kiến trúc và lịch sử hàng nghìn năm gắn liền với tích chuyện xưa.

Di sản tư liệu - kho báu về tri thức và lịch sử

Châu bản triều Nguyễn còn lưu bút tích các vị hoàng đế. (Ảnh: TTH)
(PLVN) - Các di sản tư liệu của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, địa phương đều có bản sắc, nét độc đáo riêng. Những di sản tư liệu đó phản ánh một bề dày lịch sử - văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy các di sản tư liệu là nhiệm vụ có ý nghĩa sâu sắc vì di sản tư liệu chứa đựng hồn phách của dân tộc.

Tiền Nhị Hà - bí ẩn từ lòng sông cổ

Tiền Nhị Hà - bí ẩn từ lòng sông cổ
(PLVN) - Cách đây hơn 4.500 năm khi bờ biển rút dần từ khu vực Hà Nội ra tới Hải Phòng, vùng châu thổ sông Tiền Nhị Hà (tức sông Hồng cổ) đã dần hình thành với các dấu vết địa chất vẫn còn rõ nét gây tò mò lớn đối với thế hệ trẻ Gen Z ngày nay.

Đến Đồng Tháp ăn 'đại tiệc' sen

Hội thi đã quảng bá, giới thiệu các món ẩm thực từ sen đặc trưng của Đồng Tháp.
(PLVN) - Qua bàn tay khéo léo và nguyên liệu phong phú từ sen, người dân Đồng Tháp đã sáng tạo, chế biến nhiều món ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn. Các món ăn đa dạng về màu sắc và hương vị đã “mời gọi” níu chân du khách mỗi khi đến Đồng Tháp.

Nhóm học sinh lan tỏa niềm tự hào về văn hóa truyền thống

Các thành viên nhóm The Sun Today. Từ trái qua phải: Nguyễn Hương Trà My – Lưu Minh Khôi – Đặng An Phương.
(PLVN) -  Vượt qua hơn 11.700 clip dự thi từ 67 tình thành , tác phẩm “Làng nghề Việt – Khúc giao hòa tinh hoa và lao động” của nhóm tác giả The Sun Today với chủ đề mọi giá trị đẹp đẽ trường tồn đều bắt nguồn từ lao động, đã trở thành tác phẩm có lượt ủng hộ cao nhất vòng sơ loại của cuộc thi “Tinh hoa Việt Nam”.

Cần Thơ mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

Cần Thơ mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568
(PLVN) -  Ngày 22/5, tại Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam TP Cần Thơ đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568. Theo Ban tổ chức , bên cạnh ý nghĩa ôn lại lịch sử của Đức Phật, Đại lễ lần này cũng là dịp chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc ta.

Cần Thơ mở "lớp học dân ca 0 đồng” cho trẻ em.

Cần Thơ mở "lớp học dân ca 0 đồng” cho trẻ em.
(PLVN) -  Ngày 21/5, Trung tâm hỗ trợ Học sinh Sinh viên (HSSV) TP Cần Thơ phối hợp Trường Phổ thông Thái Bình Dương tổ chức chương trình “Giới thiệu nhạc cụ dân tộc cho đoàn viên, thanh thiếu niên” và ra mắt “Mô hình lớp học dân ca 0 đồng”.