Trải nghiệm ở cột mốc 79 - hơi thở ngàn năm đầy sức sống của Tổ quốc

Thiếu úy Lư Văn Thuấn cùng anh Phàn Vần Lỷ giữa rừng chè cổ thụ xã Mồ Sì San. Ảnh: Kim Nhượng
Thiếu úy Lư Văn Thuấn cùng anh Phàn Vần Lỷ giữa rừng chè cổ thụ xã Mồ Sì San. Ảnh: Kim Nhượng
(PLVN) - Cột mốc 79 là cột mốc biên giới cao nhất Việt Nam, nằm ở độ cao 2.886 m trên đỉnh núi Phàn Liên San. Được mệnh danh là “nóc nhà biên cương”, đây là một trong những nơi hiểm trở nhất trên đường biên giới Việt - Trung.

Trải nghiệm nơi cột mốc thiêng liêng

Thượng tá Bùi Văn Mạnh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải (Phong Thổ, Lai Châu) cho biết: “Đường từ đơn vị lên cột mốc số 79 dài gần 30km. Sau quãng đường ngắn đi bằng xe máy đến bìa rừng, từ đây, muốn lên cột mốc trên đỉnh Phàn Liên San phải đi qua các khu rừng già, rừng trúc, trèo núi, lội suối với các con dốc gần như thẳng đứng. Nhiều đoàn công tác đã hăm hở lên cột mốc, nhưng hầu hết mọi người chưa đi được một phần ba quãng đường phải quay xuống vì hành trình quá gian nan, nguy hiểm. Vì vậy, những người lên được cột mốc 79 chỉ có chiến sĩ biên phòng, dân bản và dân “phượt”.

Vì lên cột mốc không có đường đi, nếu lạc đường không tìm được đường ra nên để khám phá, trải nghiệm một lần chạm tay vào cột mốc cao nhất nước, dân “phượt” phải đi cùng bộ đội hay đi cùng dân bản. Dân “phượt”- người có sức khỏe, hăng hái nhất muốn lên tới cột mốc cũng phải mất 2 đến 3 ngày cả đi và về. Với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Vàng Ma Chải, chỉ có đúng một ngày để hoàn thành nhiệm vụ của mình”.

Ở đây nhiều năm, Thiếu úy Lư Văn Thuấn kể cho chúng tôi nghe về các trải nghiệm của anh sau những lần đi tuần tra: “Địa hình rừng núi hiểm trở, heo hút nên mỗi lần tuần tra mốc, một đội tuần tra cần phải có 7 hoặc 8 người cùng đi để hỗ trợ nhau. May mắn đi vào ngày nắng ráo còn đỡ. Chẳng may, gặp mưa, trời lạnh xuống, đường trơn trượt, đi lại rất vất vả. Đã vậy, trong rừng già, trời tối rất nhanh. Lên tới mốc, anh em tổ chức nghi lễ chào cột mốc, lau chùi, nhổ bớt cỏ dại, kiểm tra xung quanh... Bởi vậy, để chủ động ứng phó với thời tiết khắc nghiệt, hàng năm, Tổ công tác địa bàn Đồn Biên phòng nơi đây đã xây dựng kế hoạch chi tiết ngày, tháng đi tuần tra cột mốc”.

Phút giải lao của dân “phượt” khi chinh phục cột mốc 79
Phút giải lao của dân “phượt” khi chinh phục cột mốc 79

Gian nan đường lên đỉnh trời

Theo lời kể của Thiếu úy Lư Văn Thuấn, trong suốt quãng đường gần 30km dốc ngược, cứ cắt rừng, vạch đường mà đi, những người lính Biên phòng phải bò, trườn, vịn vào cây, bám vào đá để leo lên. Khi xuống còn khó khăn và nguy hiểm gấp nhiều lần. Đi mãi, đi mãi, Tổ tuần tra cũng đến được nương thảo quả trong các khe núi, giữa mây ngàn. Trong chặng đường tuần biên của những người lính, nương thảo quả như một cái mốc để dừng chân. Ở đó bao giờ cũng có khe nước, có lán nương, những thứ thật đơn sơ nhưng giữa rừng già thì vô cùng quý giá.

Lên đến độ cao 2.200m là đến khu rừng nguyên sinh. Những thân cây khổng lồ rêu mốc phủ kín ẩn hiện trong màn sương. Vẻ đẹp đúng nét nguyên sơ, hoang dại vốn có. Những cây chè cổ thụ to cả người ôm, cao hơn 20m. Bên dưới mọc dày đặc những cây nhỏ hơn do hạt của cây mẹ rụng xuống, mọc thành cây chè con. Những búp chè có vị thơm của thời gian, vị thơm của sương, băng tuyết, của sự hoang dại nơi đại ngàn. Rừng Mồ Sì San có 3 giống chè, người Dao Đỏ gọi là chè chua, chè đắng và chè ngọt. Chè ngọt chính là loại chè cổ thụ giữa cánh rừng.

Qua rừng chè cổ thụ là tới rừng dẻ. Có những cây dẻ phải 3 người ôm mới xuể. Chúng tựa như những cột chống trời giữa núi rừng Tây Bắc.

Lên đến độ cao 2.600m, khi vào khu rừng trúc rậm rịt thì hoàn toàn không còn đường nữa. Giống trúc ở đây lùn, mọc tầm thấp, vô cùng cứng cáp, tạo thành bức tường thành choán hết cả đường đi, phải dùng dao để phát đường. Rừng trúc là nơi lý tưởng cho loài dúi phát triển vì chúng rất thích ăn cây trúc lùn. Chúng đào hang làm tổ ngay chân rừng trúc và kiếm thức ăn tại đó.

Ba năm qua, thực hiện Chỉ thị 01/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, vai trò của người dân được phát huy triệt để và có hiệu quả.

Ông Tẩn Sai Phạ - Trưởng bản Séo Hồ Thầu cho biết: “Bà con có nương thảo quả gần cột mốc 79 được giao nhiệm vụ bảo vệ cột mốc và an ninh trật tự quanh khu vực. Khi thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường xảy ra, người dân đều kịp thời thông tin cho Tổ công tác địa bàn”. Vì vậy, những năm qua, mặc dù cách xa đơn vị, nhưng cột mốc 79 và khu vực xung quanh luôn được quản lý, bảo vệ tốt.

Anh Tẩn Chỉn Su - Bí thư Đảng ủy xã Mồ Sì San cho biết, hiện xã có 450 hộ với hơn 2.600 khẩu, chủ yếu là người dân tộc Dao sinh sống. Mồ Sì San, là xã có diện tích nhỏ thứ hai của huyện với 2.305ha. Tỉ lệ hộ nghèo còn chiếm hơn 50%.

Thu nhập bình quân đầu người đạt 7 đến 8 triệu/người/năm. Người dân tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng cây thảo quả… Đặc biệt, mô hình nuôi dê hiện đang mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất vì phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đặc điểm chăn thả của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Không gian trưng bày báo chí giai đoạn 1925 - 1945 với những cây bút xuất sắc và vũ khí báo chí tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam. (Ảnh: T.N)

100 năm - Bản lĩnh người làm báo cách mạng Việt Nam Bài 2: Đối diện “hòn tên, mũi đạn” mà chí không mòn

(PLVN) -  Ra đời trong hoàn cảnh là một nước thuộc địa nửa phong kiến - “nước mất, nhà tan” lại được sáng lập, rèn luyện, dẫn dắt bởi một nhà cách mạng - Người suốt cả cuộc đời chỉ lo cho nước, cho dân, báo chí không còn chỉ là báo chí - với nghĩa thông tấn mà đã trở thành “báo chí cách mạng”, báo chí với sứ mệnh “đồng hành cùng dân tộc”, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước.

Đọc thêm

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương
"Một TP HCM phát triển năng động, đổi mới sáng tạo, có tầm vóc châu Á và bản sắc riêng biệt không chỉ là khát vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố mới sáp nhập, mà còn là một phần quan trọng trong khát vọng Việt Nam hùng cường vào năm 2045", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc tại TP HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương.
(PLVN) - Sáng 18/6, tại TP HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM, Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu và Tỉnh ủy Bình Dương về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác quốc phòng an ninh, thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội...

Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Bộ trưởng Lương Tam Quang và các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Báo CAND)
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, báo chí là trận tuyến tư tưởng vững chắc, luôn đồng hành cùng lực lượng CAND giữ gìn ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Bài 1: 21 tháng 6 - Ngày đặc biệt của báo giới Việt Nam

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và các đại biểu thăm trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản tờ báo Thanh Niên năm 1925 (Quảng Châu, Trung Quốc). (Ảnh: TTXVN phát)
(PLVN) - Ngày 18/8/2024, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới, đến Trung Quốc, người đứng đầu Đảng ta đã đến thăm một địa chỉ đặc biệt: căn nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Nơi đây từng là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” gắn liền với thời kỳ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 1924 - 1927 và cũng chính là nơi ra đời tờ Thanh Niên.

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).