Trải nghiệm kết nối công nghệ cao với VinaPhone 5G tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2023

Gian hàng VNPT tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2023.
Gian hàng VNPT tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột 2023.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ ngày hôm nay 10/3/2023 đến 14/03/2023, khi đến tham dự Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, ngoài việc được tận mục, thưởng thức hương vị nồng nàn từ những hạt cà phê của đại ngàn, du khách còn có cơ hội được trải nghiệm sóng VinaPhone 5G với những công nghệ số hàng đầu như tương tác thực tế ảo, video 8K,… và nhận được những phần quà vô cùng hấp dẫn từ nhà mạng VinaPhone.

Là một chương trình văn hóa – du lịch trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với chủ đề "Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới" sẽ diễn ra từ ngày 10/3/2023 đến ngày 14/3/2023, tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh.

Trở lại sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch, năm nay Lễ hội được đặc biệt đầu tư cả về quy mô lẫn hình thức với hàng loạt các hoạt động hấp dẫn và sôi nổi như Lễ hội đường phố, cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma thuột, biểu diễn ca kịch “Khát vọng Đam Săn”, Lễ hội ánh sáng, Triển lãm nghệ thuật; Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê,… hứa hẹn đem đến những ấn tượng khó quên đối với du khách.

Ban Tổ chức kỳ vọng, lượng du khách đến và tham dự lễ hội trong tháng 3 có thể đạt tới con số 50 nghìn người, tương đương với năm 2019. Theo các chuyên gia, khả năng cao số lượng du khách thực tế sẽ còn lớn hơn nhiều do nhu cầu du lịch, tìm hiểu văn hóa, thăm thú cảnh quan,… của người dân trong nước lẫn du khách nước ngoài hiện đang rất lớn.

Khách hàng hào hứng đăng ký trải nghiệm dịch vụ của VNPT tại gian hàng.

Khách hàng hào hứng đăng ký trải nghiệm dịch vụ của VNPT tại gian hàng.

Là đơn vị đồng hành cùng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột trong nhiều năm, VNPT cũng đã sớm lên các phương án kỹ thuật, đảm bảo hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin phục vụ triển lãm, hội chợ và nhu cầu thông tin liên lạc, check-in cũng như chia sẻ hành trình lễ hội qua các mạng xã hội của người dân, du khách.

“Với số lượng du khách đến với lễ hội năm nay là rất lớn, đặt ra bài toán về đầu tư hạ tầng cũng như phương án kỹ thuật rất cao đối với VNPT. Tuy nhiên, với tinh thần phục vụ tận tâm, cống hiến, mong muốn được đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng của địa phương, VNPT cũng đã sớm triển khai bố trí nhân lực, đầu tư trang thiết bị và tiến hành lắp đặt máy móc, đường truyền Internet tốc độ cao, tăng cường, bổ sung các trạm phát sóng mới nhằm đem đến những trải nghiệm tối ưu cho khách tham quan”, đại diện TTKD VNPT VinaPhone Đắk Lắk cho biết.

Sóng VinaPhone 5G tại khu vực Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột.

Sóng VinaPhone 5G tại khu vực Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột.

Đặc biệt, tại Lễ hội lần này, VNPT cũng triển khai phát sóng VinaPhone 5G với mong muốn mang đến cho khách hàng một mùa lễ hội trọn vẹn nhất. Theo đó, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, nhà mạng sẽ phát sóng, phục vụ mạng VinaPhone 5G với tốc độ tối đa lên tới 2,2 Gbps, băng thông cho phép số lượng thiết bị cùng kết nối nhiều gấp 100 lần so với mạng 4G và có độ trễ gần như bằng 0. Mạng di động VinaPhone 5G được đánh giá có tốc độ trung bình cao gấp 10 lần 4G hiện nay, được thiết kế để tăng tốc độ truyền tải, góp phần gia tăng trải nghiệm cho khách hàng trong mùa lễ hội lần này.

Ngoài ra, khi đến với gian hàng VinaPhone tại Nhà văn hóa tỉnh Đắk Lắk, nằm trong không gian văn hóa của lễ hội, du khách cũng sẽ được trải nghiệm sóng VinaPhone 5G với các dịch vụ Internet yêu cầu tốc độ cực cao, các dịch vụ đòi hỏi độ trễ dịch vụ cực thấp như ứng dụng tương tác thực tế ảo (AR/VR), trò chơi trực tuyến sử dụng băng thông siêu tốc độ, video 8K,… Nhà mạng cũng dành nhiều phần quà hấp dẫn cho du khách khi tham gia các minigame tương tác trong suốt thời gian lễ hội.

Khách hàng tương tác thực tế ảo qua kết nối VinaPhone 5G tại gian hàng VNPT.

Khách hàng tương tác thực tế ảo qua kết nối VinaPhone 5G tại gian hàng VNPT.

“Là doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số Quốc gia, cũng là nhà mạng đầu tiên trong nước triển khai thành công và được cấp phép sử dụng băng tần di động 5G, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu về lĩnh vực này trên bản đồ công nghệ thế giới, trong thời gian qua, VNPT cũng đã liên tục đồng hành, tài trợ cho các sự kiện quan trọng của các địa phương nói riêng và của cả nước nói chung như: sự kiện Vinh danh Top 7 cộng đồng thông minh thế giới ICF 2022; Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia Techfest Việt Nam 2022; SEA GAMES 31…

Tại những sự kiện này, với việc phủ sóng Vinaphone 5G và triển khai gian hàng công nghệ cao, chúng tôi cũng luôn mong muốn giúp người dân có thêm cơ hội tiệm cận, trải nghiệm các công nghệ hàng đầu thế giới như AR/VR, AI,…”, đại diện VNPT VinaPhone cho biết.

Hướng dẫn kích hoạt sử dụng VinaPhone 5G:

Để trải nghiệm dịch vụ 5G VinaPhone tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2023, du khách cần bật dịch vụ 5G và soạn tin DK 5G gửi 888 để đăng ký. Chi tiết truy cập https://vnpt.com.vn hoặc liên hệ tổng đài 18001091 (0đ) để được hỗ trợ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Bảo vệ doanh nghiệp khỏi hỏa hoạn với công nghệ IoT từ VNPT

VNPT iAlert - Bảo hiểm số cho doanh nghiệp thời 4.0
(PLVN) - Cháy nổ là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt khi hệ thống PCCC truyền thống chưa đủ để phát hiện sớm nguy cơ. Trong bối cảnh đó, VNPT iAlert ra đời như một “lá chắn số” ứng dụng công nghệ IoT, giúp doanh nghiệp chủ động giám sát môi trường 24/7, phát hiện dấu hiệu bất thường ngay từ giai đoạn đầu, giảm thiểu tối đa rủi ro cháy nổ.

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm

HTV và VNPT ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm
(PLVN) -  Ngày 21/03/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã tổ chức buổi Lễ ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm .

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam: Góc nhìn từ những kỳ lân

VNG được xem là kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam. (Ảnh: Mekong Asean).
(PLVN) - Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, với sự xuất hiện của các công ty kỳ lân - những doanh nghiệp đạt mức định giá trên 1 tỷ USD. Những cái tên như VNG, VNPAY, MoMo và Sky Mavis không chỉ là biểu tượng của thành công mà còn phản ánh tiềm năng và thách thức của hệ sinh thái này.

Công nghệ uốn cong âm thanh giúp nghe nhạc mà không cần tai nghe

Một hình nộm có gắn micro ở tai để đo sự có mặt hoặc vắng mặt của âm thanh dọc theo quỹ đạo siêu âm. (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Một công nghệ đột phá trong lĩnh vực âm thanh đang mở ra khả năng nghe nhạc hoặc podcast mà không cần tai nghe, đồng thời đảm bảo không ai xung quanh bị ảnh hưởng. Công nghệ này có thể thay đổi cách con người trải nghiệm âm thanh trong tương lai.

Pin từ chất thải hạt nhân: Không cần sạc trong hàng chục năm

Công nghệ Pin mới không cần sạc. (Ảnh: Adobe)
(PLVN) - Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Ohio State (OSU) đã tìm ra cách biến chất thải hạt nhân thành pin có thể hoạt động suốt nhiều thập kỷ mà không cần sạc. Công nghệ này không chỉ tận dụng nguồn năng lượng bị lãng phí mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm phóng xạ, mở ra tương lai mới cho ngành năng lượng.

Airpods sắp có tính năng làm khiến nghề phiên dịch bị xóa sổ

Hình minh họa
(PLVN) - Apple đang phát triển một tính năng mới giúp AirPods có thể dịch hội thoại trực tiếp giữa hai ngôn ngữ, theo nguồn tin từ Bloomberg. Tính năng này sẽ được tích hợp vào iOS 19 và dự kiến ra mắt thông qua bản cập nhật phần mềm dành cho AirPods vào cuối năm nay.

Khóc khi 'tâm sự' với... AI

Người trẻ dùng chatbot AI. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo Tiền Phong)
(PLVN) - Hiện nay, nhiều người trẻ ngoài điều gì không biết hỏi AI, đã chuyển sang chia sẻ với AI như một “người bạn”. Thế nhưng, lời khuyên từ AI đôi khi có thể không phù hợp hoặc thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ an toàn về mặt tâm lý...

Từ người dùng đến doanh nghiệp: Cần chuẩn bị gì khi Luật Dữ liệu có hiệu lực?

Doanh nghiệp phải nâng cao bảo mật dữ liệu, tuân thủ quy định pháp luật và minh bạch trong việc thu thập, xử lý thông tin khách hàng. (Ảnh: Eden Data).
(PLVN) - Sự ra đời của Luật Dữ liệu 2024 tại Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc thiết lập khung pháp lý vững chắc để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến dữ liệu. Câu hỏi đặt ra là: Người dùng cá nhân và doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để thích ứng với những thay đổi này?

Rủi ro bảo mật dữ liệu trên không gian mạng

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu, tư vấn, phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia trao đổi tại một hội thảo về an ninh trên không gian mạng (Ảnh: HHANMQG)
(PLVN) - Việt Nam hiện có gần 80 triệu người sử dụng Internet, chiếm tới hơn 2/3 dân số, đứng thứ 7 thế giới. Bên cạnh sự phát triển, các nguy cơ an ninh dữ liệu vẫn tiếp tục tồn tại, công tác bảo vệ đối mặt nhiều thách thức...

Kinh nghiệm quốc tế về bảo mật dữ liệu

Các công ty công nghệ lớn như Meta đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi Đạo luật GDPR. (Ảnh: Cybernews)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu, dữ liệu đã trở thành tài sản quý giá, đóng vai trò then chốt trong việc định hình các chiến lược kinh doanh, chính sách công và thậm chí cả an ninh quốc gia. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng và triển khai các khung pháp lý nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm an ninh thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.