Trải lòng của các sinh viên kinh doanh "cây nhà, lá vườn"

Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ảnh minh họa. Nguồn internet
(PLO) - Phải đổ mồ hôi, nước mắt, đi “rạc cẳng”để nhận từng đồng bạc lẻ, ngoài mục đích để trang trải thêm cho học hành, sinh hoạt ở Thủ đô, điều quý báu hơn mà Thọ, Hường và các bạn trẻ khác nhận được là giá trị của lao động chân chính và niềm vui khi đưa một phần “hồn cốt quê hương” đến với mọi người…
Khi sinh viên kiêm “con buôn”, “đầu mối”
Mỗi tuần, Hường - sinh viên năm hai của Trường Đại học Hà Nội không ngần ngại vượt gần trăm cây số về quê (Tam Đảo – Vĩnh Phúc) để chở hàng bao ngọn rau su su ra Hà Nội đổ buôn cho những chợ đầu mối. Theo Hường: “Tuy mất công một tý nhưng tuần nào cũng đủ chi tiêu cho tuần đấy, nếu hết tiền sinh hoạt lại kêu mẹ em chuẩn bị ngọn rau, chỉ việc về nhà khuân đi”. 
Rau su su tại Tam Đảo rẻ tưởng chừng cho nhau được, 3 – 4 nghìn đồng/kg, nhưng khi lên tới Hà Nội giá tăng gấp 4 - 5 lần mà vẫn không đủ để bán. Các bà lái buôn tại chợ thấy rau từ quê ra, xúm vào đặt, có người còn đặt hàng trước vài ngày để có những cọng su su non, xanh dành cho khách. 
Bỗng dưng Hường trở thành cái tên thân quen, “bà mối” ruột của mấy hàng rau tại chợ Phùng Khoang, chợ Hà Đông… Cứ khi nào bán cháy hàng, họ lại “nheo nhéo” gọi Hường mang xuống. Chị Thanh, một khách hàng của Hường, cho biết, chị “tín nhiệm” rau của Hường bởi “rau sạch, đảm bảo nguồn gốc, lại ở Tam Đảo mang ra nên gia đình tôi rất tin tưởng”.
Hường mang đặc sản "cây nhà lá vườn" ra Thủ đô bán.
Hường mang đặc sản "cây nhà lá vườn" ra Thủ đô bán. 
Đức Thọ - sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Kiến trúc – kể: “Một lần về quê thấy thị trường đồng hồ tại Hải Phòng làm ăn được, em cũng nhập và bán thử qua mạng. Doanh số thu lại quả thực bất ngờ. Từ đó, em mở rộng thị trường ra toàn quốc, bán cả online và thuê cửa hàng. Những dịp lễ còn phải thuê nhân viên ship hàng, đóng hộp… Hiện tại, việc kinh doanh này giúp chúng em có cuộc sống ổn định, và biết quý trọng đồng tiền do mồ hôi, nước mắt mình làm ra”. 
Thọ, Hường chỉ là 2 trong số rất nhiều sinh viên đang cặm cụi mưu sinh tại Thủ đô để cải thiện điều kiện sinh hoạt và học hành. Hơn thế, có những người gia đình ở rất xa, tận miền Trung hoặc những tỉnh vùng núi phía Bắc cũng không bỏ lỡ cơ hội mang “cây nhà lá vườn” lên Hà Nội, vừa để dùng, vừa kinh doanh, vẫn có thêm thu nhập tốt. 
Bởi vậy, dọc con đường Trung Văn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), từ khoảng 16 – 18h, có thể thấy từng tốp sinh viên bán đủ các loại mặt hàng sẵn có từ quê như cà chua, hoa quả, ngô, khoai, bánh đa Kế, rau xanh, đặc sản Tây Bắc gồm thịt hun khói, lạp xưởng, nấm mèo… 
Mạnh Chung - một sinh viên quê Yên Bái, năm nào cũng có tháng Tết rất bận rộn vì đầy ắp các  đơn hàng thịt hun khói, lạp xưởng hun khói…, mà phần lãi của nó giúp cậu trang trải được vài tháng chi phí, bớt gánh nặng cho cha mẹ.
Thấy quý đồng tiền
Do sự năng động, biết tính toán mà có nhiều bạn đã mua được xe đẹp, sắm được nhiều thứ về cho gia đình, tiền ăn học dư dả. Tuy nhiên, để có những niềm vui đó là bao mồ hôi và cả những giọt nước mắt. Đức Thọ từng phải bán tất cả những thứ có giá trị trong phòng trọ từ tủ lạnh, quạt cây, máy tính cho đến cả những bức tranh bố mẹ mua cho từ năm thứ nhất vẽ mẫu… để có tiền kinh doanh. 
Vẻ mặt trầm ngâm, Hường tâm sự: “Mấy tuần cuối tháng 2, đầu tháng 3, trời mưa liên tiếp, nguồn rau trên Hà Nội khan hiếm lại đắt đỏ, một ngày em nhận được hàng chục cuộc gọi từ các cô bán rau ngoài chợ. Vậy là bất chấp trời mưa, lạnh, em mượn xe máy về quê lấy rau lên bán. 
Lúc hai mẹ con cắt ngọn su su, mẹ em trượt chân ngã xuống, phải đi nắn lại khớp, 2 tuần không đi lại được. Từ trước đến nay, mỗi lần về nhà khuân rau lên Thủ đô, em đâu biết công việc cắt ngọn rau, bó lại và phân loại khó khăn đến mức nào. Nhất là vườn su su nhà em được trồng trên dải đất hẹp, cao, trời mưa vô cùng trơn trượt”.
Mệt mỏi, day dứt, bực bội nhưng quyết tâm, không nản chí, không ít “sinh viên tiểu thương” giờ đã có “chỗ đứng” với những đối tác bền vững, ổn định, những nơi luôn tín nhiệm các đặc sản quê mà họ cung cấp. Những ngọn su su của Hường vừa sạch, vừa có  nguồn gốc rõ ràng, vẫn xanh mượt trên giá hàng của những người bán rau xanh. Còn Đức Thọ giờ đã là “ông chủ nhỏ” trên thị trường đồng hồ, mà khách hàng đã mở rộng từ các bạn sinh viên tới các công chức, người lao động trẻ. 
Thay vì mục đích bán hàng để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống dễ dàng hơn, giờ đây, các sinh viên đã thu hái được những thành quả bất ngờ từ việc kinh doanh “cây nhà lá vườn”: vừa giới thiệu cho người dân Thủ đô hương vị quê nhà, vừa có được những bài học kinh doanh quý giá ngay từ khi ngồi trên giảng đường đại học.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.