Trái đất đạt mốc “cõng” 7,1 tỉ người

Tuần hành của nhóm The Forgotten Solution với trang phục giả cây cối, tham gia phong trào Vùng lên vì Khí hậu, 8/9/2018, San Francisco, California, Mỹ
Tuần hành của nhóm The Forgotten Solution với trang phục giả cây cối, tham gia phong trào Vùng lên vì Khí hậu, 8/9/2018, San Francisco, California, Mỹ
(PLO) - Tính đến ngày 1/11/2018, thế giới có 7,1 tỉ dân. Trong 30 năm nữa, con số này sẽ là 10 tỉ và đến năm 2100 sẽ có khoảng 12 tỉ dân. Các nhà khoa học rung chuông báo động. Theo số liệu trên trang chủ của Viện Nghiên cứu Dân số Pháp (Ined), mỗi giây có 2,7 công dân mới, mỗi năm dân số thế giới tăng thêm 89 triệu người (150 triệu sinh ra và 61 triệu người qua đời).

Liệu Trái đất có đủ sức gánh vác 10 tỉ dân vào năm 2050? Khoảng 20 nhà khoa học và chủ doanh nghiệp, cùng rung hồi chuông báo động và kêu gọi “kìm hãm mức tăng dân số”. Theo họ, đây là nguyên nhân làm đảo lộn môi trường và khí hậu và “kéo hành tinh chúng ta đến thảm họa thực sự”. Khuyến cáo được đưa ra là cần tài trợ các chương trình kế hoạch hoá gia đình và tránh thai, đặc biệt là ở châu Phi. 

Dù có nhiều chương trình hành động được khuyến cáo để hạn chế hiện tượng Trái Đất nóng lên (dùng bóng đèn tiết kiệm năng lượng, ô tô hybrid chạy xăng điện...), nhưng theo hai nhà khoa học Seth Wynes và Kimberly Nicholas, thuộc đại học Lund (Thụy Điển), “bớt một đứa con là giải pháp tốt nhất cho môi trường”.

Khuyến cáo này từng bị chỉ trích, nhưng một lần nữa lại trở thành chủ đề thời sự sau khi một hãng tin nước ngoài đăng lại một biểu đồ về hiện tượng này nhân dịp công bố một báo cáo mới về biến đổi khí hậu vào tháng 10/2018. 

Câu hỏi đặt ra: Trái đất có khả năng chứa bao nhiêu người? Ngay từ năm 1679, nhà nghiên cứu tiên phong người Hà Lan về sinh học tế bào, Antoni van Leeuwenhoek, cho rằng không quá 13,4 tỉ. Từ đó, nhiều nghiên cứu khác đưa ra số liệu mới: từ vài trăm triệu đến vài chục tỉ.

Năm 2017, trong một diễn đàn chung trên tạp chí BioScience, 15.000 nhà khoa học từ 184 nước khẳng định khả năng tiếp nhận của Trái Đất đã đạt đến giới hạn, nhưng không đưa ra con số cụ thể, đồng thời kêu gọi “xác định lâu dài tổng dân số (mà Trái Đất) có thể chịu được”.

Một cá nhân tiêu thụ càng nhiều nguồn tài nguyên thì họ chừa lại càng ít cho những người khác. Hiện tại, nhân loại cần đến 1,5 Trái đất để hưởng được các dịch vụ của thiên nhiên, với mức tiêu thụ hiện nay.

Vì vậy, hàng năm, tổ chức Global Footprint Network công bố “ngày vượt giới hạn”, có nghĩa là ngày nhân loại đã tiêu thụ hết tài nguyên mà Trái đất có thể tái tạo trong một năm. Trong thập niên 1970, mốc này là ngày 29/12, đến năm 2018, ngay từ ngày 1/8, nhân loại bắt đầu ăn lạm vào nguồn tài nguyên.

Nhà nghiên cứu Jacques Véron, Viện Nghiên cứu Dân số (Ined), nhấn mạnh: “Giảm bớt bất bình đẳng là thách thức lớn nhất của dân số tương lai”. Hiện 80 quốc gia thiếu nước, 1/5 dân số thế giới không có nguồn nước sạch và một tỉ con người không đủ ăn. 

Một nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ Mỹ Union of Concerned Scientists công bố tháng 10/2017 chỉ đích danh 90 công ty chính chuyên sản xuất dầu lửa, khí đốt, than và xi măng gây ra 57% lượng khí CO2 trong khí quyển, một nửa của mức tăng nhiệt độ trên thế giới và khoảng 30% mức tăng của mực nước biển so với năm 1880.

Một nguyên nhân khác được tổ chức Grain công bố là do “các tập đoàn công nghiệp sản xuất thịt và sản phẩm sữa”. Theo tổ chức phi chính phủ này, 20 tập đoàn lớn nhất trong lĩnh vực trên phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính hơn cả toàn nước Đức cộng lại.

Theo khuyến nghị của Grain, “nếu muốn nuôi sống cả hành tinh mà vẫn chống biến đổi khí hậu, thì thế giới phải nhanh chóng đầu tư vào việc chuyển hướng sang các hệ thống cung cấp thực phẩm dựa trên các nhà sản xuất nhỏ, nông nghiệp sinh thái và các chợ địa phương”. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.