Trách nhiệm xã hội là điều không thể thiếu trong hoạt động báo chí

Báo PLVN tiếp sức Bắc Giang chống dịch COVID-19.
Báo PLVN tiếp sức Bắc Giang chống dịch COVID-19.
(PLVN) - Bất cứ ngành nghề nào trong xã hội đều có vị trí và vai trò riêng, song hành theo đó là trách nhiệm mà những người hành nghề phải gánh vác. Nghề báo cũng vậy. Báo chí với vai trò và vị trí đặc biệt, có trách nhiệm vô cùng lớn lao trong việc thông tin tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật đi sâu vào tư tưởng, đời sống, thực hiện giám sát, phản biện xã hội.

Khi cây đời mãi mãi xanh tươi

Báo chí là “cầu nối” giữa người dân và các cơ quan quản lý nhà nước; là một kênh quan trọng để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng dư luận xã hội. Tất cả những thông tin đều nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương cũng như truyền thống đạo đức, nghĩa cử giữa con người với con người.

Nghề báo là một nghề tổng hòa kiến thức của nhiều ngành nghề, của nhiều mối quan hệ xã hội, vì vậy người làm báo phải có tâm và có tầm để xác định được thông tin nào cần cho xã hội, cho sự tiến bộ, sự vững mạnh của tập thể, của quốc gia dân tộc.

Khi nói đến trách nhiệm của báo chí, đầu tiên đó là trách nhiệm thông tin. Thông tin được báo chí truyền tải phải là những thông tin chính thống, khách quan, đa chiều có tính định hướng đúng đắn, hướng đến những điều tốt đẹp. Kể cả những thông tin mang tính chất đấu tranh, phê bình cũng phải hướng đến sự cải thiện, tiến bộ, chứ không chỉ phơi bày và bỏ mặc cho dư luận suy diễn. Bởi, khi gam màu tối được tô đậm thì những gam màu tươi sáng chắc chắn sẽ mờ nhạt hơn. Như vậy, vô tình khiến một bộ phận người dân lầm tưởng rằng xã hội ngày càng xấu đi và chán nản với cuộc sống quá nhiều điều xấu. Thật ra, cái tốt trong xã hội này hiện hữu rất nhiều, nhưng làm sao để nó nổi bật, để trở thành gương điển hình thì rất cần những ngòi bút sắc sảo của báo chí. Người làm báo cũng nên nhìn nhận rằng, những thông tin tích cực, ghi nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống nếu đủ đầy, đủ sắc nét thì độc giả có thể thậm chí quan tâm và yêu thích hơn những thông tin gây sốc, tiêu cực.

Vì vậy, người làm báo bên cạnh thực hiện sứ mệnh thông tin thì phải biết cách cân bằng thông tin.

TS. Đào Văn Hội. (Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam)

TS. Đào Văn Hội.

(Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam)

Ấm lòng những sẻ chia, lan tỏa

Báo Pháp luật Việt Nam với đặc thù là một cơ quan báo của ngành Tư pháp, những thông tin truyền tải đến bạn đọc hầu hết đều được thể hiện qua lăng kính pháp luật. Các thông tin này cơ bản luôn có sự khô khan, khó dung nạp hơn các thông tin văn hóa - giải trí, đời sống. Tuy nhiên, những năm qua, Báo Pháp luật Việt Nam liên tục đổi mới tư duy từ cách làm báo, cách truyền đạt, biểu dương những tấm gương, những điển hình tiên tiến trong ngành Tư pháp và đời sống, kinh tế, xã hội. Thực tiễn qua các cuộc thi: “Gương sáng Tư pháp”; “Doanh nghiệp doanh nhân thượng tôn pháp luật” và những chương trình “Chung tay xóa nghèo pháp luật” hướng tới biên giới, hải đảo và những vùng khó khăn, thiếu thốn điều kiện tiếp cận thông tin. Qua đó, Báo đã phát hiện và tôn vinh những con người sống và làm việc theo pháp luật, từ những điều bình dị đến phi thường đã đóng góp không nhỏ vào sự tiến bộ xã hội.

Năm 2021 Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục phát động chương trình vinh danh “Gương sáng Pháp luật” để tìm kiếm, lựa chọn và tôn vinh các cá nhân, tập thể có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ pháp luật.

Trách nhiệm xã hội của người làm báo không chỉ ở trên mặt trận thông tin mà còn trách nhiệm với cộng đồng từ sự sẻ chia. Bởi, nếu trách nhiệm của người làm báo mà chỉ đóng khung trong hai từ “trách nhiệm” thì chưa thật sự vẹn tròn, chưa tới cái cốt lõi của nó. Trách nhiệm là một loại năng lượng cần phải cho đi, cần phải có sự “chia sẻ”. Đó mới là cái lõi của “trách nhiệm”.

Vậy sẻ chia là gì? Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm và tình yêu thương được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, chia sẻ chính là cho đi mà không mong được nhận lại.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát gây nên những tổn thất cho kinh tế, xáo trộn trong đời sống, sinh hoạt của tất thảy mọi người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nếu như các y, bác sĩ xuất hiện trong tuyến đầu chống dịch thì báo chí cũng là mũi tiên phong trong “mặt trận” tuyên truyền phổ biến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Những thông tin thời sự, những tuyến bài hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh và cả những thông tin tăng cường đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch trên các trang mạng xã hội, lên án mạnh mẽ những hành vi sai trái, dẹp bỏ tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận xã hội đã góp phần đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao trách nhiệm, ý thức của người dân, cộng đồng trong phòng chống dịch Covid-19 và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã ghi nhận: “Qua dịch COVID-19 đã thể hiện niềm tin của xã hội vào báo chí tăng lên nhiều. Mỗi ngày, có tới 20-30 triệu lượt người đọc báo chí với hàng ngàn tin, bài về dịch bệnh. Báo chí giữ vai trò chủ đạo trong thông tin về dịch Covid-19 và điều tiết mạng xã hội dù số người đọc mạng xã hội nhiều hơn báo chí”.

Trong sự xáo trộn của đại dịch, báo chí không nằm ngoài cuộc của những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế báo chí, đời sống người lao động trong ngành. Nhưng với trách nhiệm của mình, báo chí vẫn phải giữ vững tâm thế, đóng vai trò là mũi nhọn tiên phong trong công tác phòng chống dịch bệnh, giữ vững tinh thần kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Không chỉ vậy, báo chí vẫn là cầu nối, là nơi tập kết những tình cảm, vật phẩm của các cá nhân, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ cứu trợ cho các vùng dịch, vùng bị giãn cách xã hội.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm xã hội, từ những ngày dịch bệnh bắt đầu bùng phát, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức nhiều đợt quyên góp, kêu gọi sự chia sẻ từ chính những người làm báo Pháp luật Việt Nam. Ngay trong đợt khởi phát làn sóng dịch bệnh COVID-19 lần thứ 4, trọng điểm ở 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, Báo Pháp luật Việt Nam đã quyên góp và kêu gọi các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm cùng chung tay, góp sức để có những vật phẩm hữu ích như khẩu trang, nước rửa tay, đồ bảo hộ, thuốc men, lương thực phẩm và cả những khoản tiền chắt chiu trong đơn vị sự nghiệp để cứu trợ cho người dân tại các vùng dịch bệnh đang hoành hành. Chỉ tính riêng tại tỉnh Bắc Giang, Báo Pháp luật Việt Nam đã cứu trợ hơn 2 tỷ đồng vật phẩm và tiền mặt để giúp người dân vượt qua khó khăn.

Báo Pháp luật Việt Nam - từ truyền thống đến đa phương tiện

Trong bối cảnh hiện nay, cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đã thấm sâu vào từng ngóc ngách đời sống xã hội, chi phối và thay đổi diện mạo tạo nên những thách thức mới cho báo chí. Sự lên ngôi của mạng xã hội đã tạo ra những biến chuyển trong cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Những kênh thông tin phi truyền thống đã tận dụng nền tảng công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều đã chiếm hữu tâm trí công chúng bằng thông tin.

Một số cá nhân sử dụng mạng xã hội để trở thành những KOLs (Key Opinion Leaders, tức là người có ảnh hưởng) thu hút được sự quan tâm của công chúng. Đôi khi những cá nhân này thông tin theo quan điểm và góc nhìn riêng để truyền tải thông tin đến cộng đồng, bao gồm cả thông tin tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, nhiều thông tin được truyền tải qua góc nhìn cá nhân, có lúc hạn hữu, không quan tâm đến kết quả và bỏ mặc trách nhiệm của một “người đưa tin”. Họ có thể đưa ra một “cái bánh ngọt” có mùi vị hấp dẫn để nhận được sự tán dương, sự ca tụng và đạt được sự ảnh hưởng, chi phối, thậm chí là thao túng tâm lý đám đông. Những câu chuyện cũ có thể được đào xới và thêm chút gia vị liên tưởng, nghi vấn rồi bỏ mặc “cái bánh” đó cho dư luận “cắn xé”.

Tất nhiên đó là quan điểm cá nhân trên mạng xã hội trên bình diện tự do thông tin, nhưng đối với báo chí đó lại là một thách thức mới trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Báo chí có một vị trí và vai trò đặc biệt trong dòng chảy thông tin, vậy nên báo chí không nên chạy theo dư luận, chạy theo mạng xã hội. Báo chí phải vượt lên trên mạng xã hội, bằng chất lượng trong mỗi sản phẩm được đưa cho công chúng. Cái chất báo chí ấy, là tính độc lập, công bằng và khách quan, mà hầu hết các nội dung cá nhân trên mạng xã hội không có.

Với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, tất nhiên công chúng sẽ đặt ra kỳ vọng là báo chí phải nhanh hơn nữa, nhưng người làm báo cần phải đúng và đa chiều. Nếu chậm hơn mạng xã hội, nhưng đưa ra được nội dung đầy đủ, chính xác, khách quan và đa chiều, có tác dụng phản ánh chân thực nhất các vấn đề, hiện tượng và định hướng dư luận bằng sự tin tưởng vào chất lượng sản phẩm báo chí thì giá trị của báo chí vẫn cực kỳ mạnh mẽ. Vì vậy, trước mọi vấn đề gây tranh cãi, báo chí hãy chậm một nhịp, cố gắng nghiên cứu, điều tra, tìm thêm các tài liệu, bằng chứng, thực tế khách quan khác nữa, để sản phẩm báo chí khi ra đời không phải là một sự hối tiếc.

Pháp luật Việt Nam được biết đến là một cơ quan báo in được xuất bản hàng ngày và những ấn phẩm chuyên biệt ghi dấu trong lòng bạn đọc khắp cả nước nhiều năm, tuy nhiên, trước sự thay đổi xu hướng tiếp nhận thông tin, để đáp ứng kỳ vọng của bạn đọc, Pháp luật Việt Nam đã xoay chuyển từ một cơ quan báo in truyền thống sang một cơ quan báo chí đa phương tiện. Việc chuyển đổi không chỉ trên giao diện, hình thức mà từ ngay cách tư duy làm báo cũng đã thay đổi. Ở Pháp luật Việt Nam hiện không chỉ có các ấn phẩm điện tử có nội dung chuyên biệt cho từng nhóm đối tượng độc giả mà còn phổ biến thông tin trên các giao thức mạng xã hội. Những thông tin mới, có ý nghĩa được truyền tải qua những ứng dụng, những mạng xã hội lớn như Facebook, Youtube, Tiktok... thậm chí, Pháp luật Việt Nam đã sẵn sàng cho sự hoạt động của một mạng xã hội của Báo Pháp luật Việt Nam: Mạng xã hội. Cộng đồng Pháp luật.vn, những trải nghiệm thông tin thiết thực, ý nghĩa cho đời sống.

Đó là cách mà những người làm báo Pháp luật Việt Nam thực hiện trách nhiệm xã hội trong sự nghiệp báo chí cách mạng xây dựng và bảo vệ sự công bằng xã hội, góp một phần truyền cảm hứng thượng tôn pháp luật giương cao ngọn cờ “Vì Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn kiểm tra 1477 của Ban Bí thư làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TTXVN)

Công tác xây dựng Đảng tại Bộ Ngoại giao đạt nhiều kết quả quan trọng

(PLVN) - Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn vừa làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương liên quan đến xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.