Trả lại vỉa hè, lòng đường cho người đi bộ: Việc không khó

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các chuyên gia giao thông cho rằng, để xảy ra tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trách nhiệm đầu tiên thuộc địa phương. Do đó, để trả lại vỉa hè cho người dân thì phải gắn trách nhiệm của người đứng đầu địa phương.

Nguyên nhân vỉa hè chưa dành cho người đi bộ

Tại các đô thị như Hà Nội, TP HCM, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè đang là thực trạng nhức nhối và chưa có giải pháp. Trên các tuyến phố, hàng hoá, xe cộ, bàn ghế và biển hiệu lấn hết cả vỉa hè, thậm chí là một phần mặt đường cũng bị làm chỗ để xe hoặc bày biển quảng cáo, vật liệu,... khiến người dân, du khách đi bộ gần như không được đi trên lối đi vốn dành cho mình mà phải liều đi dưới lòng đường.

Những năm qua, chính quyền địa phương cũng đã tổ chức một số đợt ra quân nhằm lập lại trật tự nhưng ngay sau những đợt ra quân này việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn tái diễn, thậm chí một số nơi phát triển mạnh hơn, nghiêm trọng hơn trước.

Theo TS. Phan Lê Bình - Chuyên gia giao thông, để xảy ra tình trạng này, trách nhiệm đầu tiên thuộc về chính quyền địa phương. “Giả sử có một ai đó ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, như để xây một căn nhà, thế thì ai sẽ là đơn vị đầu tiên đứng ra lập biên bản phạm? Chắc chắn là chính quyền địa phương, UBND phường, đội quản lý trật tự đô thị”, ông Bình nói.

Ông Bình cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đã ra quân nhiều lần nhưng không thể triệt để được tình trạng này là do có một bộ phận người dân thu nhập thấp, không có điều kiện để mở cửa hàng nên bắt buộc dùng một phần vỉa hè làm chỗ kinh doanh, nếu chuyển đi sẽ mất nguồn thu nhập.

“Tuy nhiên, vỉa hè là dành cho người đi bộ. Dù có lý do nào đi nữa tôi nghĩ việc lấn chiếm là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Còn việc xử phạt cần xử lý thường xuyên, liên tục và lâu dài chứ không phải chỉ một vài đợt ra quân, rồi sau đấy lại buông lỏng”, chuyên gia giao thông nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc, TBT NXB Giao thông Vận tải cũng bày tỏ bức xúc khi vỉa hè bao nhiêu năm nay không giải phóng được. Theo ông có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là ý thức của người dân cũng chưa tốt; hạ tầng, giao thông công cộng không đảm bảo; cơ quan chức năng quản lý chưa mạnh tay, dứt khoát.

“Người dân nước ta còn khó khăn, vỉa hè nuôi cả gia đình nhưng cơ quan chức năng không có động thái xử lý dứt điểm thì người ta sẽ ỉ lại đó”, ông Thủy nói và cho rằng, hiện nay nước ta đang bước vào cơ chế thị trường, nên một bộ phận người dân thực dụng, ích kỷ chỉ vì lợi ích của mình bất chấp cả luật pháp.

Giải quyết triệt để: Cốt yếu vẫn ở chính quyền

Bàn về việc trả vỉa hè cho người dân, TS Bình đánh giá, việc cấm các cửa hàng ở trên các tuyến phố du lịch như Hàng Ngang, Hàng Đào không được đậu xe lấn chiếm vỉa hè là một biện pháp đã thực hiện được. Thực tế, các gia đình, cửa hàng đã phải lùi diện tích kinh doanh của mình vào phía trong nhà và để một phần diện tích trước cửa làm chỗ dựng xe máy cho khách đến mua hàng. Nên việc lấy lại vỉa hè không phải là không làm được.

Theo ông Bình, tất cả các biện pháp, xử phạt cần được triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, bắt đầu triển khai từ từng tuyến phố hơn là làm tất cả cùng một lúc. “Trong giai đoạn đầu có thể sẽ khó để thay đổi thói quen của người dân vậy nên cần làm từng bước. Nếu vỉa hè chiều rộng 3 mét sẽ không cấm hết, để trống chỗ hẹp khoảng 50cm, chỗ nào rộng thì 1m để dành cho người đi bộ đi. Những trường hợp lấn lấn chiếm vào đó thì sẽ bị xử phạt. Nhưng nếu làm theo kiểu đánh trống, hoặc làm cho có phong trào như trước đây, tôi khẳng định hoàn toàn không thể thay đổi được ý thức của người dân”, ông Bình khẳng định.

Còn theo TS Nguyễn Xuân Thủy, để dẹp được “nạn” lấn chiến vỉa hè một cách triệt để thì các cơ quan chức năng cần tổ chức, xây dựng nên những cơ chế và thực hiện thật có trách nhiệm, cương quyết đúng theo Luật để giải phóng vỉa hè.

“Phải làm một cách cương quyết, nhiều lực lượng tham gia, có lộ trình. Ví dụ trong 1 tháng là phải dẹp, nếu không sẽ cưỡng chế. Riêng đối với cơ quan chức năng, người cao nhất phải chịu trách nhiệm, nơi nào làm không tốt phải xử lý nghiêm Chủ tịch UBND phường. UBND TP phải theo dõi giám sát và báo cáo từng ngày”, ông Thủy nhấn mạnh.

Ông Thủy cho rằng, giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè là một bài toán rất khó. Nhưng không phải không làm được. Theo ông, cần quyết tâm, kiên quyết trong xử lý và cũng cần kiên nhẫn, kiên trì tuyên truyền, động viên người dân.

Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 01/KHBCĐ197 về tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023. Theo đó, các cơ quan chức năng thành phố sẽ kiểm tra quyết liệt, đồng bộ, toàn diện về những nội dung trên trong phạm vi toàn địa bàn thành phố; phát hiện, xử lý 100% hành vi vi phạm trên lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, đô thị, công cộng để tạo tính răn đe; kiên quyết xóa bỏ các điểm hè phố, lòng đường bị chiếm dụng trái phép để làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện, trả lại nguyên trạng hè phố với phương châm “giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ”.

Đọc thêm

Diễn biến sự việc tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Phòng Cảnh sát kinh tế thông báo kết quả giải quyết

Diễn biến sự việc tại dự án Thành Lộc (Thanh Hóa): Phòng Cảnh sát kinh tế thông báo kết quả giải quyết
(PLVN) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm tra, giải quyết phản ánh của Báo PLVN về sự việc tại dự án Khu dân cư Thành Lộc (huyện Hậu Lộc). Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT) Công an tỉnh đã có Thông báo kết quả giải quyết 25/TB-CSKT gửi Báo PLVN.

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?

Từ năm 2025, sản xuất, sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng bị xử lý thế nào?
(PLVN) - Theo Luật sư Diệp Năng Bình, từ năm 2025 trở đi nếu cá nhân, tổ chức nào sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi mà chủ thể vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự và bồi thường thiệt hại (nếu có).

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết

Sự việc di dời một số phương tiện ra khỏi dự án Nhiệt điện Vũng Áng 2: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh thông tin chi tiết
(PLVN) - Liên quan việc Cty TNHH Hoàng Nguyên Vũng Tàu (Cty Hoàng Nguyên) có đơn cho rằng có dấu hiệu vi phạm khi di dời sà lan Trường Thành 6868 và tàu Trường Thành 08 tại dự án nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2; Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Tĩnh cho biết, theo ý kiến của UBND TX Kỳ Anh; nội dung tố cáo là không có cơ sở.

Diễn biến vụ bị điện giật khi đi câu cá tại Thanh Hóa: Công an TX Nghi Sơn ra quyết định không khởi tố vụ án

Cty Điện lực TX Nghi Sơn là đơn vị quản lý vận hành lưới điện. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Thực hiện Công văn 16295/UBND-TD ngày 4/11/2024 của UBND tỉnh chỉ đạo trả lời Báo PLVN về nội dung đơn của ông Lê Văn Đông (thôn Khoa Trường, xã Tùng Lâm, TX Nghi Sơn); mới đây, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã có thông tin về việc Công an TX Nghi Sơn không khởi tố vụ án hình sự với sự việc “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực”.

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Vụ kiện liên quan thu hồi đất tại Thanh Hóa: TAND cấp cao tại Hà Nội thông báo thụ lý phúc thẩm

Nhà Đại đoàn kết xây năm 2006 là nơi ở của bà Mai. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - TAND cấp cao tại Hà Nội mới có Thông báo thụ lý vụ án hành chính số 540/2024/TBTL-HC thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm vụ khởi kiện quyết định hành chính về quản lý đất đai do bà Trần Thị Mai (ngụ phường Hải Châu, TX Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) kháng cáo toàn bộ với Bản án hành chính sơ thẩm 232/2024/HC-ST ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Thanh Hóa.

Hành vi xúc phạm, bôi nhọ người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

Luật sư Lê Thị Thùy.
(PLVN) - Bạn Quốc Tuấn (Hải Phòng) hỏi: Tôi và một đồng nghiệp có xảy ra mâu thuẫn. Người đồng nghiệp này đã đăng tải những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi lên mạng xã hội. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, công việc của tôi. Xin hỏi, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?