Trả lại mùa hè cho trẻ

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cứ vào độ tháng 5, khi học sinh các cấp sắp bước vào kỳ thi cuối năm, trên các hội, nhóm lại thấy các bậc phụ huynh bàn về kế hoạch hè cho con.

Vẫn cứ quẩn quanh cho con học gì, học ở đâu; chỉ có số ít phụ huynh chia sẻ về việc đưa cả gia đình đi du lịch hay cho con về quê thăm ông bà. Cùng với đó là lời mời gọi của giáo viên chiêu sinh nhiều lớp học hè: nào tiếng Anh, toán, vẽ, nhạc, múa… Sự học, đồng ý là vô cùng cần thiết, trẻ học được càng nhiều, càng sâu rộng thì càng có ích. Nhưng thời gian học ra sao, học như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để con ham học, yêu thích việc học tập… thì không phải vị phụ huynh nào cũng có phương pháp và cách ứng xử tốt với con. Bằng chứng là rất nhiều đứa trẻ ngán học, thậm chí stress chỉ vì áp lực học tập. Bố mẹ cũng vì yêu con, mong muốn con giỏi giang, không thua kém bạn bè nên ăn sâu trong tâm lý nhiều bà mẹ là luôn thắc thỏm, nhìn sang “con nhà người ta” để rồi bằng mọi điều kiện và cơ hội, phát triển con mình chỉ bằng việc học.

Một vấn đề quen thuộc, đang diễn ra hàng ngày nhưng để nhận thức một cách thấu đáo và điều chỉnh hợp lý thì không hề đơn giản. Người lớn sau một ngày miệt mài lao động cũng cần nghỉ ngơi, phục hồi sức lực. Tất nhiên, trẻ con cũng cần điều đó. Sau một năm học “quăng quật” từ trường học đến học thêm trung tâm, học với giáo viên kèm tại nhà với cơ man môn học, các em cũng cần được thư giãn, thậm chí được phép tạm quên đi áp lực mang tên “học” để có khoảng thời gian giải trí bổ ích. Hãy trả lại mùa hè cho con trẻ, trả lại tuổi thơ đúng nghĩa cho chúng. Đó là việc các bậc phụ huynh cần cân nhắc một cách tích cực.

Học sinh thành phố thường thiệt thòi hơn khá nhiều so với học sinh ở nông thôn vì nhiều chỗ còn thiếu sân chơi, môi trường sinh hoạt bổ ích. Nhiều trẻ gần như bị đóng khung trong phạm vi “trường - nhà - nhà hàng xóm”, điều này cản trở khá nhiều đến việc hình thành kỹ năng của trẻ. Vì thế, việc mở rộng cho trẻ được tiếp xúc, trải nghiệm ở những lớp năng khiếu nghệ thuật, ngoại ngữ, lớp học kỹ năng mềm thiên về vận động và giàu màu sắc giải trí sẽ giúp trẻ được sống trong môi trường tập thể sôi động, vừa có cơ hội học hỏi lẫn nhau, vừa tăng thêm sự tự tin và năng động. Ngoài ra, cần tạo cho trẻ nhiều hơn những không gian mở, thoáng đãng, thoải mái cho sự vận động như những chuyến pic-nic, thả diều, bơi lội… Những hoạt động này góp phần bồi dưỡng cho trẻ thêm nhiều kỹ năng mới, đồng thời giúp trẻ khám phá tiềm năng của bản thân, sống hòa mình với thiên nhiên, có quãng thời gian nghỉ ngơi, giải trí đúng nghĩa.

Sự học và phát triển trí tuệ, tâm lý của trẻ con rất đa dạng và sinh động. Một số phụ huynh chỉ yêu cầu con tập trung học, đôi khi đã bỏ qua việc nhận diện năng lực, khuynh hướng, sở thích chính đáng của con. Từ tình thương và trách nhiệm của mình, nhiều bậc cha mẹ vô hình trung tước đoạt đi tuổi thơ của con - cái tuổi vốn dĩ “học mà chơi, chơi để học”.

Việc một số gia đình duy trì được thói quen mỗi dịp nghỉ hè lại cho con về quê thăm ông bà là một tư duy tích cực. Thực tế cho thấy, đứa trẻ nào cũng vô cùng háo hức và mong đợi những mùa hè như thế. Bên cạnh niềm vui tinh thần của người già thì ngay bản thân mỗi đứa trẻ, những ngày hè được hòa mình vào cuộc sống nông thôn, được sống trong tình yêu thương, che chở của ông bà, đó là cách giáo dục tình cảm và ý thức cội nguồn hiệu quả nhất với trẻ. Ở một không gian hoàn toàn khác biệt, không có mặt của những con số, phép tính nhưng ở đó trẻ sẽ học được rất nhiều điều ý nghĩa từ cuộc sống, sinh hoạt, học được phép xử thế và cả trách nhiệm, nghĩa vụ của mình - điều mà lý thuyết, sách vở khó có khả năng chạm đến…

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học

Đại diện Lãnh đạo Phòng GD&ĐT các huyện, thành, thị và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An ký cam kết hưởng ứng Cuộc Vận động.
(PLVN) - Ngành Giáo dục Nghệ An vừa tổ chức Lễ phát động Cuộc vận động “học sinh Nghệ An nói không với điện thoại trong buổi học”. Sự kiện nhằm giúp các em học sinh có thể tập trung rèn luyện học tập, cũng như tránh xa những cám dỗ từ mạng xã hội thông qua việc dùng điện thoại.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.