Trả hồ sơ điều tra bổ sung lần 4 vụ lừa đảo tại GPBank

Bị cáo Lê Thị Minh Hiền tại tòa.
Bị cáo Lê Thị Minh Hiền tại tòa.
(PLVN) - Do có nhiều vấn đề, lời gian còn mâu thuẫn, HĐXX không thể lảm rõ được tại tòa nên quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. 

Vụ lừa đảo chục tỷ tại GPBank

Sáng 15/10, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử đối với các bị cáo Lê Thị Minh Hiền (SN 1977, nguyên Giám đốc ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu chi nhánh TP.HCM - GPBank TP.HCM từ tháng 3/2009 đến tháng 7/2010) và Nghiêm Tiến Sỹ (nguyên phó Tổng Giám đốc GPBank TP.HCM). Cả hai bị cáo buộc về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

Liên quan đến vụ án, cáo trạng truy tố Lê Quốc Cường (SN 1960, nguyên Trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) quận 1) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Và bị cáo Huỳnh Thị Cúc (SN 1970, nguyên Thủ quỹ ban Bồi thường GPMB quận 1) bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 

Theo cáo trạng, Lê Thị Minh Hiền được bổ nhiệm làm Giám đốc GPBank TP.HCM từ tháng 3/2009 đến ngày 15/7/2010.

Ban Bồi thường GPMB quận 1 là đơn vị sự nghiệp công lập có thu chi trực thuộc UBND quận 1. Từ tháng 2/2006 đến tháng 4/2013, Lê Quốc Cường được bổ nhiệm làm Trưởng ban.

Trong thời gian từ tháng 10/2009 đến ngày 15/7/2010, Hiền đã nhiều lần tạm ứng tiền quỹ của GPBank TP.HCM sử dụng cá nhân.

Khoảng 18h ngày 15/7/2010, sau khi kết thúc giao dịch với khách hàng, GPBank TP.HCM tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt để bàn giao chức Giám đốc chi nhánh từ bà Hiền cho ông Nghiêm Tiến Sỹ. Kết quả, số tiền mặt trong quỹ thiếu hụt so với sổ sách là 10.496.996.421 đồng.

Bà Hiền khai nhận thời điểm ngày 15/7/2010 có thiếu gần 10,5 tỷ đồng. Bà Hiền báo cáo với lãnh đạo hội sở GPBank về việc thiếu hụt này, lãnh đạo GPBank đã đồng ý tách phần tiền này là một khoản nội bộ tự giải quyết với nhau.

Ngày 16/7/2010 khi các bên ký biên bản bàn giao chính thức không xác định có thiếu khoản tiền gần 10,5 tỷ nói trên.

Thời điểm này, ban Bồi thường GPMB quận 1 có 4 tài khoản tại GPBank TP.HCM do Lê Quốc Cường trưởng ban, với tổng số tiền gửi 10.779.798.456 đồng. Ngày 16/7/2010, Hiền gặp Cường và nhờ Cường đứng ra lấy 10,5 tỷ đồng tại GPBank TP.HCM cho Hiền mượn giải quyết việc cá nhân.

Cường đồng ý nên Hiền tiến hành lập hồ sơ để tất toán 4 tài khoản tiền gửi của ban Bồi thường GPMB quận 1 tại GPBank TP.HCM để chuyển đến ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Lớn (Agribank Chợ Lớn), nhằm làm tài sản bảo đảm cho khoản vay 10,5 tỷ đồng của công ty Cường Nguyễn.

Sau khi Lê Quốc Cường gửi giấy đề nghị chuyển tiền, ban Giám đốc GPBank cho rút từ 4 tài khoản của ban Bồi thường GPMB quận 1 là 10.779.798.456 đồng, để chuyển qua Agribank Chợ Lớn, nhưng thực chất chỉ thao tác trên chứng từ và chỉ có 279.798.456 đồng tiền mặt được chuyển đến Agribank Chợ Lớn.

Về phía Agribank Chợ Lớn có làm thủ tục nhận trên giấy tờ số tiền 10,7 tỷ này và có giải ngân cho công ty Cường Nguyễn số tiền 10,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là thao tác trên giấy tờ chứ thật sự không có đồng tiền mặt nào được giao dịch.

Đến hạn trả nợ nhưng công ty Cường Nguyễn không trả nên ngày 29/7/2010, AgriBank thực hiện việc thu hồi 10,797 tỷ tiền bảo lãnh của Ban BTGPMB quận 1.

Cơ quan điều tra và VKS cho rằng số tiền 10,5 tỷ mà GPbank TP.HCM thực tế đang chiếm giữ thực chất là tiền do Hiền lừa Lê Quốc Cường và chiếm đoạt để bù vào quỹ của GPBank TP.HCM mà Hiền đã làm thất thoát khi còn làm giám đốc.

Trả hồ sơ điều tra lần 4

Sau lần trả hồ sơ điều tra bổ sung lần 3, VKSND TP.HCM đã khởi tố bổ sung đối với bị cáo Nghiêm Tiến Sỹ về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tại các phiên tòa trước, bị cáo Lê Quốc Cường đều khẳng định bị cáo Hiền không có hành vi gian dối, không lừa đảo mình. Tuy nhiên, tại phiên tòa sáng nay, bị cáo Cường thay đổi lời khai, cho rằng bà Hiền có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tiền của ban bồi thường GPMB quận 1.

Thế nhưng, khi chủ tọa trưng ra các văn bản thể hiện việc Cường ký giấy tờ, dùng tiền của ban Bồi thường để bảo lãnh cho khoản vay của công ty Cường Nguyễn thì Cường không lý giải được.

Trong quá trình xét xử bị cáo Hiền liên tục kêu oan. Khai tại tòa sáng nay, bị cáo Hiền cho rằng, thực chất số tiền 10,5 tỷ đồng mà cáo trạng cáo buộc bị cáo lừa đảo là do Hiền vay dùm của Cường cho bà Đoàn Minh Hà, Giám đốc công ty TNHH bất động sản Minh Quang, và người nhận tiền thay cho bà Hà là ông Lương Tiến Thành (nhân viên công ty Minh Quang).

Về số tiền 10,5 tỷ đồng, bà Hiền thừa nhận đây là số tiền còn hụt quỹ, nhưng là do có chứng từ chưa được hạch toán, do đó, trong biên bản bàn giao vào ngày 16/7 mới không thể hiện có việc hụt quỹ 10,5 tỷ đồng. Bị cáo Hiền cũng hoàn toàn không chiếm đoạt và sử dụng số tiền 10,5 tỷ đồng của Ban BTGPMB quận 1.

Trong khi đó, bị cáo Sỹ khẳng định có hụt quỹ 10,5 tỷ đồng, nhưng Sỹ không có các giấy tờ chứng minh việc hụt quỹ này. Lời khai này của bị cáo Sỹ khác với lời khai của chính bị cáo này tại cơ quan điều tra, rằng số tiền hụt quỹ đã được san lấp nên không nêu trong biên bản bàn giao ngày 16/7.

Tại tòa, chủ tọa phiên tòa cũng cho rằng, trong quá trình thụ lý vụ án, ông Trần Quốc Thắng – Giám đốc GPBnak TP.HCM cũng gửi văn bản đến tòa, nội dung thể hiện việc trong thời giam bị cáo Hiền làm giám đốc, phía GPBank TP.HCM không thất thoát, thiệt hại gì, toàn bộ các chứng từ, sổ sách đều cân đối với số tiền có trong quỹ.

Trải qua một buổi xét xử, HĐXX cho rằng, lời khai của bị cáo Nghiêm Tiền Sỹ có mâu thuẫn, cần phải được làm rõ. Đồng thời, bị cáo Hiền cho rằng, 10,5 tỷ đồng là Hiền mượn của Cường dùm cho bà Đoàn Minh Hà, người nhận tiền là ông Lương Tiến Thành. Bị cáo Hiền đề nghị làm rõ vai trò của ông Thành trong việc nhận 10,5 tỷ đồng này. Từ đó, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Hoàng Quý

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Đọc thêm

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù
(PLVN) - Hôm qua (30/10), TAND tỉnh Bình Dương tuyên mức án với các bị cáo trong vụ cháy quán karaoke An Phú hồi tháng 9/2022. Theo đó, Lê Anh Xuân (chủ quán) bị phạt 8 năm tù; Phạm Quốc Hùng, Vũ Trường Sơn, Phạm Thị Hồng (cùng là cựu cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an Bình Dương); Nguyễn Thành Luân (Giám đốc Cty TNHH MTV Thái Bình) bị phạt từ 5 đến 7 năm 6 tháng tù cùng về tội Vi phạm quy định về PCCC.

Bắt đầu xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh

Cảnh phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 29/10, TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh và 12 bị cáo khác về tội “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Xét xử lưu động vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý

Toàn cảnh phiên tòa

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà văn hoá xã Đồng Tuyển, Toà án Nhân dân thành phố Lào Cai đã mở phiên toà xét xử lưu động 03 vụ án mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma tuý.  Phiên tòa thu hút đông đảo người tham gia, qua đó lồng ghép tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trên địa bàn.

Cựu Trưởng Công an TP Mỹ Tho lãnh 4 năm 6 tháng tù

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
(PLVN) - Sáng 25/10, TAND tỉnh Tiền Giang tuyên phạt cựu Trưởng Công an TP Mỹ Tho, 4 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cụ thể, bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới phạt “cảnh cáo” 253 hồ sơ, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 650 triệu đồng.

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài phản ánh về vụ án bồi thường tiền đặt cọc tại cần Thơ, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Cái Răng đã yêu cầu Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Bình Thủy tạm dừng cấp sổ đỏ mới; đồng thời các cơ quan liên quan đã họp và thống nhất thu hồi quyết định hủy 4 sổ đỏ mà VPĐKĐĐ đã ban hành.

Vụ án “hành động kỳ quặc trong nhà vệ sinh siêu thị”

Bị cáo Phú tại hiện trường vụ án. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Vụ án có nhiều tình tiết pháp lý thú vị gây tranh cãi. Chứng cứ cho thấy nạn nhân liên tục đi ra vào nhà vệ sinh công cộng, khi gặp một số nam thanh niên thì sẽ có “hành động kỳ quặc”. Cho rằng mình bị quấy rối tình dục, nam giáo viên dạy nhạc đã huých một cùi chỏ vào lưng nạn nhân, ngã đập vào tường, bất tỉnh nhân sự. Án sơ thẩm tuyên bị cáo 3 năm tù. TAND TP HCM sau đó hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại.