Không phải ở tất cả, nhưng trong nhiều DN có đội ngũ nhân viên chuyên điều tra và tìm hiểu về những chuyện khuất tất trong nội bộ hoặc đối tác. Vì đó là công việc nhạy cảm, thậm chí còn cả nguy hiểm, nên ở nhiều quốc gia có hẳn luật bảo vệ những nhân viên này. Lẽ thường, những gì họ phát hiện ra rất hữu ích cho ban lãnh đạo DN vì nhờ đó mà có thể có được những quyết định đúng đắn trong quản lý và kinh doanh.
Chuyện chỉ có vậy và pháp luật đã có quyết định cuối cùng. Nhưng có hai điều rất đáng được nói ra ở đây. Thứ nhất, chỉ có pháp luật mới có thể bảo vệ được lợi ích của một cá thể như nhân viên nói trên trước những thủ đoạn của một tổ chức kinh tế và tài chính lắm tiền nhiều của, không thiếu quan hệ chính trị và uy quyền ở nước Mỹ như ngân hàng Bank of America. Quyết định của Bộ Lao động Mỹ đã buộc ngân hàng này phải trả giá đắt cho việc “vắt chanh bỏ vỏ”.
Điều đáng nói thứ hai là đạo lý và đạo đức. Phải có mờ ám gì đấy thì ngân hàng Bank of America mới sa thải nhân viên kia sau khi anh ta khui ra sự thật. Rõ ràng ngân hàng này không muốn những gì anh chàng kia phát hiện ra được công khai và ảnh hưởng đến việc thâu tóm tập đoàn tài chính Countrywides Financal Corp.. Người này bị sa thải vì không chỉ đã hết giá trị đối với giới chủ, mà còn trở thành rủi ro đối với họ. Như thế không thể không đặt ra câu hỏi đạo đức và đạo lý trong văn hoá kinh doanh ở đâu. Cho nên gieo nhân nào thì gặt quả ấy là đúng thôi…
Mạc Thầy