Trà cung đình Huế: Sự hội tụ tinh hoa của hoa cỏ ba miền

Doanh nhân Nguyễn Văn Phượng bên các sản phẩm Trà cung đình Huế
Doanh nhân Nguyễn Văn Phượng bên các sản phẩm Trà cung đình Huế
(PLVN) - Nhiều người gọi ông bằng cái tên “Phượng Trà” khi nhắc đến doanh nhân Nguyễn Văn Phượng (ngụ thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), người tạo nên thương hiệu Trà cung đình Huế - Nhất dạ đế vương nức tiếng gần xa.Sau 15 năm ra đời, thương hiệu trà của ông Phượngngày càng khẳng định vị thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng.

1. Huế những ngày tháng 5, nắng chói chang như đổ lửa xuống phố phường. Những con đường rợp bóng cây xanh dường như chẳng thể xoa dịu được cái oi nồng của ngày đầu hạ. 11h trưa, tiếng ve bắt đầu râm ran trên các ngọn cây, xen lẫn trong tiếng xe cộ ngược xuôi đi về trên phố, khiến phố trong một ngày nắng rực rỡ càng thêm oi nồng. Bên trong trung tâm giao dịch Trà cung đình Huế, nằmtrên đường Nguyễn Huệ lại yên ắng hẳn.

Trên chiếc bàn gỗ kiểu xưa chạm trổ hoa văn cầu kỳ, ấm trà thảo mộc đang chậm rãi tỏa hương. Dường như, sự tĩnh lặng của nơi đây giúp cho hương trà mặc sức lan tỏa, nhuộm mùi không gian. Ông Phượng đãi khách bằng ấm trà cung đình Huế - Nhất dạ đế vương do chính mình phối chế. 

Doanh nhân Nguyễn Văn Phượng giới thiệu các sản phẩm
Doanh nhân Nguyễn Văn Phượng giới thiệu các sản phẩm  

Trong một buổi trưa rực nắng như thế, được thưởng thức cái vị thanh mát, thơm ngọt tận tim của Trà cung đình Huế, bỗng dưng cái nắng chói chang ngoài kia cũng chẳng còn đáng sợ. Ông Phượng bảo, những ngày nắng nóng, uống trà cung đình chính là lựa chọn tuyệt vời nhất.

Trà sau khi pha, chỉ cần ướp lạnh, là có ngay một thức uống giải khát, hoàn toàn có thể thay thế cho các loại nước ngọt đóng chai độc hại ngoài kia. Cái vị ngọt, lành đến từ hoa cỏ thiên nhiên bao giờ cũng tốt cho sức khỏe. 

Ba mươi năm làm trong ngành trà, tình yêu ông Phượng dành cho trà không hề bị thời gian bào mòn mà chỉ dày lên theo năm tháng. Thời gian đã dần để lại dấu vết trên gương mặt người đàn ông quê gốc Thái Bình, nhưng hễ nhắc đến trà, kể về con đường lập thân của mình, ông lại sôi nỗi hẳn, như thể đang sống lại cái thời tuổi trẻ dù khó khăn nhưng đầy hoài bảo, nhiệt huyết ấy.

Dòng sản phẩm cao cấp Trà cung đình Huế - Nhất dạ đế vương
Dòng sản phẩm cao cấp Trà cung đình Huế - Nhất dạ đế vương  

“Hãy làm những thứ chưa ai làm, đi con đường chưa ai đi” là câu nói ông vẫn hay chia sẻ với nhiều bạn trẻ khi chập chững bước vào con đường khởi nghiệp. Đây cũng chính là phương châm đưa đến sự thành công của doanh nhân Nguyễn Văn Phượng hôm nay.

Có lẽ, quãng thời gian khó khăn, gian khổ, bao giờ cũng khiến người ta nhớ nhiều nhất. Doanh nhân Nguyễn Văn Phượng cũng thế. Hồi chưa tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng, ông Phượng đã có 15 năm trời gắn bó với trà xanh. Ông lấy trà khắp mọi miền rồi đi bán dạo, từ trà Thái Nguyên thơm ngon lừng danh cho đến trà Nam Đông (Thừa Thiên Huế) lúc đó chẳng mấy tên tuổi.

 

Để thoát khỏi cái “số” của người bán trà dạo, ông Phượng luôn ấp ủ một hướng đi riêng. Đương nhiên, tình yêu về trà khiến ông không muốn tách rời khỏi con đường ấy. “Trà xanh dù có ngon mấy uống nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Lúc ấy, tôi đã luôn suy nghĩ, làm sao để tạo ra một loại trà mà người già hay người ốm đau bệnh tật, người lớn hay trẻ nhỏ đều có thể sử dụng được. Nghĩ thì dễ, nhưng làm lại khó vô cùng.

Nhưng có đi thì sẽ đến. Quá trình đi tìm giải pháp cho bài toán ấy cũng là lúc trà thảo mộc dần được thai nghén. Lúc đầu, chỉ là sự kết hợp của vài thảo dược. Nhưng quá trình nghiên cứu, để vị được tròn hơn, độ thơm ngon tinh tế hơn, tôi phải liên tục tăng thành phần thảo dược trong trà, từ 4 vị, rồi 8 vị, 10 vị… và cuối cùng là 16 vị thảo mộc như hiện tại ”, ông Phượng nhớ lại. 

Dòng sản phẩm cao cấp với chất lượng hảo hạng, mẫu mã sang trọng phù hợp làm món quà biếu, quà tặng
 Dòng sản phẩm cao cấp với chất lượng hảo hạng, mẫu mã sang trọng phù hợp làm món quà biếu, quà tặng

Thảo mộc dùng làm trà không phải hiếm, và đương nhiên ông Phượng không phải là người đầu tiên. Từ ngàn xưa, người ta đã biết dùng hoa cỏ ướp trà để tăng thêm hương vị, nhưng dùng hoàn toàn hoa cỏ để làm trà, ông Phượng là người đầu tiên. Người ta nói, Trà cung đình Huế của ông Phượng là sự hội tụ tinh hoa của hoa cỏ khắp ba miền cũng không phải nói quá.

Bởi sản phẩm là sự chắc chiu, chọn lọc từ hoa cỏ khắp trời Nam. Có tim sen, khổ qua của đất kinh kỳ nơi ông lập nghiệp; có hoa atiso từ xứ sở sương mù Đà Lạt; có hoa hòe, hoa vối được tuyển chọn từ vùng đấtThái Bình quê hương ông; rồi hoa lài phải tuyển chọn từ vựa hoa Hà Tây, Hà Nội mới đảm bảo được mùi hương; cam thảo của đất Hưng Yên, Hà Giang mới tròn vị…

Những loại hoa cỏ bình dị ấy, qua đôi bàn tay của người đam mê trà, đã tạo nên một sản phẩm mang một hồn cốt riêng. Để sản phẩm đạt được chất lượng tối ưu nhất, mỗi một nguyên liệu đều được ông Phượng tuyển chọn khắc khe, đảm bảo độ sạch, không chất bảo quản và theo một quy trình kiểm định chặt chẽ. 

Xưa kia, mỗi một mẻ trà trước khi đưa ra thị trường, đều do ông Phượng chính tay sao lấy. Bây giờ, ông đã đào tạo được một đội ngũ có tay nghề cao ở xưởng trà, nhưng ông vẫn luôn giữ thói quen tận tay kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi xuất xưởng.

Độ ẩm của trà phải vừa đủ, màu sắc vừa tới, hương vị phải hài hòa, chỉ cần một sự xô lệch nhỏ đều phải điều tiết lại cho tròn vị. Chính sự khắc khe nhưng lại vô cùng tinh tế của ông chủ “Phượng trà” đã giúp cho sản phẩm luôn chiếm vị trí cao trong lòng người tiêu dùng. 

2. Hồi doanh nhân Nguyễn Văn Phượng mới khởi nghiệp, cũng là thời điểm Huế bắt đầu phát triển mạnh về du lịch. Nhưng tiếng là đất thần kinh với lầu son gác tía, đền đài, thành quách cổ xưa, nhưng lại chưa có bất kỳ sản phẩm nào mang bóng dáng cung đình.

Ông Phượng quyết định lấy tên cho thương hiệu của mình là Trà cung đình Huế - Nhất dạ đế vương, đó cũng chính là sự đột phá của ông trong việc xây dựng thương hiệu. Khách du lịch đến Huế lúc bấy giờ, sau khi tham quan cung điện, đền đài đều muốn được một lần ăn cơm vua và uống trà cung đình Huế. Mà trà cung đình Huế thì đã được ông Phượng đăng ký thương hiệu độc quyền.

Trà cung đình Huế - Tinh hoa xứ kinh kỳ
Trà cung đình Huế - Tinh hoa xứ kinh kỳ  

“Hầu như du khách đều muốn mua Trà cung đình Huế về làm quà. Đó là cách họ mang hơi thở xứ thần kinh theo về với quê nhà. Nhưng nhiều người lại muốn sản phẩm cần có một hình hài đẹp hơn, tinh tế hơn để khi làm quà tặng sẽ tạo được ấn tượng đẹp trong mắt người nhận”, ông Phượng cho biết. Ông bảo, mình là người rất biết lắng nghe người tiêu dùng. Bằng chứng là sau một thời gian suy tư, trăn trở, cuối cùng doanh nhân Nguyễn Văn Phượng cũng tạo được một hình hài mới cho “đứa con” của mình.

Đó là thời điểm năm 2015, sau hành trình 10 năm thương hiệu Trà cung đình Huế ra đời, ông Phượng đã cho ra mắt bộ sản phẩm cao cấp hơn. Sự tinh tế, sang trọng thể hiện ngay trên bao bì, mẫu mã sản phẩm, phù hợp với xu hướng mới của người tiêu dùng. Ông cũng là người đầu tiên trong ngành trà lựa chọn hộp gỗ làm bao bì sản phẩm.

Ở dòng sản phẩm này, ông Phượng lựa chọn hộp đựng sản phẩm bằng gỗ thông. Màu gỗ mộc mạc nhưng không kém phần sang trọng, quý phái, lại tạo được cảm giác thư thái, thanh nhàn trong mắt người nhìn. Mặt hộp điêu khắc tinh tế hình ảnh Đại Nội, tạo nên dấu ấn đặc sắc của vùng miền. Ông Phượng cho hay, ưu điểm của hộp đựng trà bằng gỗ đó là sự bền vững với thời gian.

Mặc dù sản phẩm đã được đóng gói hút chân không, nhưng hộp gỗ bên ngoài cũng góp phần giúp lưu giữ hương thơm của trà, để sản phẩm vẫn vẹn nguyên mùi hương sau thời gian dài đằng đẵng được cất giữ.

Nhiều du khách nước ngoài khen ngợi bộ sản phẩm của ông Phượng khi đến showroom của ông mua sắm. Dù chỉ là câu nói đơn giản, ngắn gọn bằng vốn tiếng Việt lơ lớ “Tôi vô cùng ấn tượng với sản phẩm của anh, rất đẹp và sang trọng”, nhưng mỗi lần nghe, cái cảm giác hạnh phúc trong lòng doanh nhân Nguyễn Văn Phượng vẫn vẹn nguyên như lần đầu của rất nhiều năm về trước.

Tin cùng chuyên mục

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

TP Từ Sơn, Bắc Ninh: Bất thường tại dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu

(PLVN) -  Được cấp phép xây dựng từ năm 2017, tiến độ phải hoàn thành vào tháng 10/2022 nhưng dự án Trung tâm dịch vụ thương mại Long Châu tới thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều ngổn ngang, phần thô xây dựng các hạng mục còn chưa được hoàn thành. Dù vậy, ở dự án này đã xuất hiện vài hộ gia đình được chủ đầu tư cho phép vào sử dụng, biến những căn ki- ốt thành nhà ở.

Đọc thêm

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh

Chàng trai dùng lửa vẽ tranh
(PLVN) - Lửa và giấy là hai vật liệu để Huỳnh Quốc Tuấn (quận 8, TP Hồ Chí Minh) tạo nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật. Không chỉ thế, hiện tại chàng trai sinh năm 1994 còn phát triển thành kỹ thuật vẽ tranh lửa có màu, tạo nên một “trường phái” vẽ tranh rất độc đáo.

Vụ lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ở Bình Định: Đã có quyết định xử phạt, người dân mong xử lý đến nơi đến chốn

2.717m2 đất nằm cạnh đường quốc lộ do UBND xã Cát Tường quản lý bị ông Tuấn xây dựng, lấn chiếm.
(PLVN) -  Vụ việc một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng ngàn m2 đất xảy ra ở xã Cát Tường (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện quản lý nhà nước về đất đai. Dư luận đang chờ kết quả xử lý cán bộ để xảy ra sai phạm của UBND huyện Phù Cát.

Sữa non Grow ra mắt dòng sản phẩm cao cấp thế hệ mới “Sữa Non Hạt Óc Chó” giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sữa non hạt óc chó cung cấp dinh dưỡng đặc biệt giúp trẻ phát triển toàn diện.
(PLVN) - Làm thế nào để trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não luôn là nỗi bận tâm của các mẹ. Là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng và chia sẻ, sữa non hạt óc chó Grow colostrum là một trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon, cao lớn vượt trội và tăng cường đề kháng.

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô

Lả lướt cùng thư pháp trên lá sen khô
(PLVN) - Tại không gian Thư pháp lá sen của Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp lần thứ nhất diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua, đã có rất nhiều lượt khách tham quan, thưởng ngoạn nét thư pháp lả lướt, độc đáo của “thầy đồ trẻ” - Trịnh Phi Long. Nhiều du khách đã được “thầy đồ” Phi Long giao lưu, tặng chữ trên lá sen khô…

Men theo tiếng Quảng, anh về…

Men theo tiếng Quảng, anh về…
(PLVN) - Lẽ thường, khi quý thương và muốn sẻ chia, tỷ như viết một chút gì đó, kể một chuyện nào đó, người ta ít ra phải có thời gian gắn bó hoặc cưu mang, ám ảnh bằng dăm ba kỷ niệm với đất, với người...

Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng: Điểm đến duy nhất, hấp dẫn và khác biệt

Vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền ảo tại động Tiên Sơn.
(PLVN) - Di sản thiên nhiên thế giới - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Những giá trị ngoại hạng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, sinh thái đã tạo ra một Di sản duy nhất, hấp dẫn, khác biệt là trái tim của du lịch Quảng Bình.

Phát triển kinh tế từ văn hóa bản làng

Homestay đang tạo ra sinh kế mới cho phụ nữ A Lưới.
(PLVN) - Đến huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đầy hấp dẫn với màu xanh miên man từ đại ngàn đến những bản làng trù mật, du khách được khám phá miền đất đưa con người về gần với thiên nhiên cùng những trầm tích văn hóa...

Chuyện "lạ" ở Phù Cát (Bình Định): Lấn chiếm hàng ngàn m2 đất ngay đường quốc lộ, gần trụ sở xã

Nhận chuyển nhượng 1.860,3m2 nhưng ông Tuấn xây dựng tường, rào với diện tích lên tới 5.768,1m2, trong đó có hàng ngàn m2 do UBND xã quản lý.
(PLVN) -  Một cá nhân ngang nhiên xây dựng, lấn chiếm hàng nghìn m2, rồi trồng cây, trên đất do UBND xã quản lý nhưng vị chủ tịch UBND xã lại "đổ lỗi" cho nhiệm kỳ trước?! Điều đáng nói, khu đất này nằm cạnh đường quốc lộ, gần trụ sở UBND xã. Sai phạm giữa ban ngày khiến người dân địa phương đặt dấu chấm hỏi: Chính quyền địa phương ở đâu?

Lạnh gáy lời khai của người đàn bà sát hại chồng câm điếc

 Bị cáo Hoàng Thị Ngân.
(PLVN) - Cuộc hôn nhân vợ khỏe mạnh - chồng câm điếc từng được hàng xóm ngưỡng mộ. Sau 16 năm chung sống, những mâu thuẫn tích tụ: bất đồng ngôn ngữ, chồng trái tính trái nết, đời sống vợ chồng không hòa hợp, vợ ngoại tình... là những nguyên nhân khiến thảm kịch xảy ra... 

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương

Người dân kiến nghị làm rõ văn bản của Tòa Bình Dương
(PLVN) -  Bất đắc dĩ phải “đáo tụng đình”, người dân mong muốn vụ việc sẽ được hội đồng xét xử phán xét một cách công minh, thỏa đáng. Thế nhưng, trong vụ án này, sau nhiều lần xét xử, những khúc mắc lại… có phần còn rắc rối hơn.