TP.HCM thí điểm chợ truyền thống trở lại, xử lý nghiêm việc đầu cơ

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN.
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN.
0:00 / 0:00
0:00
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét thí điểm cho chợ truyền thống hoạt động trở lại ở các khu vực an toàn, đồng thời sẽ xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng dịch để găm hàng, đầu cơ hàng hóa để trục lợi.

Đây là vấn đề được nêu ra tại buổi họp báo cung cấp thông tin, tuyên truyền, phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào tối 16/7.

Thí điểm cho chợ truyền thống hoạt động trở lại

Trao đổi tại cuộc họp, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh - cho biết, hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn 46 trong tổng số 237 chợ; trong đó, bao gồm 3 chợ đầu mối trên địa bàn còn hoạt động.

Như vậy, có đến hơn 3/4 số chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố đã tạm đóng cửa vì có ca F0 hoặc liên quan F0.

Theo ông Nguyễn Nguyên Phương, với một số mặt hàng, năng lực cung ứng của chợ truyền thống chiếm đến 60-70%, do đó khi các chợ truyền thống dừng hoạt động, các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và cửa hàng tiện lợi đã phải đẩy công suất hàng lên tối đa, nhưng vẫn không đủ năng lực cung ứng, dẫn đến việc người dân xếp hàng dài chờ mua hàng, giá cả nhiều mặt hàng tăng lên hơn mức bình thường…

Tình trạng này phần nào đã tác động đến vấn đề cung ứng hàng hóa để bảo đảm đời sống cho hơn 10 triệu dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước tình hình trên, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, đề xuất và được lãnh đạo Thành phố chấp thuận phương án cho khôi phục hoạt động các chợ truyền thống ở những khu vực tương đối an toàn như một giải pháp căn cơ để "chia lửa" cho hệ thống siêu thị đang quá tải hiện nay.

Với phương án này, mỗi chợ sẽ không mở cửa lại toàn bộ mà chỉ lựa chọn một số tiểu thương có đủ năng lực cung cấp các mặt hàng thiết yếu là cá, thịt và rau, củ quả.

Hàng hóa được chia sẵn theo từng túi, bán đồng giá để đảm bảo giao dịch diễn ra nhanh chóng; người mua đến lấy hàng, thực hiện quy định 5K, để lại tiền, hạn chế tiếp xúc; các tiểu thương chia ca ra bán theo giờ, theo buổi; chỉ bán khu vực thông thoáng, có nắng; vận động người dân chia ca đi chợ hoặc người bán giao hàng tận nhà cho khách.

Hiện tại Sở Công Thương đang lên kế hoạch tổ chức mở bán thí điểm các mặt hàng rau củ quả tại một số chợ truyền thống trên địa bàn thành phố, sau đó tùy theo kết quả thực hiện để xem xét mở bán thí điểm thêm các mặt hàng thịt heo, gạo, thủy hải sản…, bởi người bán tại chợ dễ nhập mặt hàng này, trong khi nhiều cửa hàng đang tạm ngưng bán, còn siêu thị lại đông người.

Ban quản lý chợ sẽ hướng dẫn tiểu thương chủ động chuẩn bị nguồn hàng, phân chia sẵn sản phẩm để thuận tiện mua bán, hạn chế tối đa việc tiếp xúc giữa người bán-người mua và thông qua khu phố, tổ dân phố để thông tin về việc tổ chức các điểm bán đến người dân sinh sống trên địa bàn (thời gian, mặt hàng, quy cách, giá bán...).

Ban quản lý chợ sẽ phát thẻ ra vào chợ để kiểm soát số lượng, phân bố số người đến theo khung giờ, đảm bảo khống chế lượng khách ra vào chợ phù hợp với số lượng hàng hoá cung ứng và hạn chế tối đa tình trạng tập trung đông người.

Về vấn đề vận chuyển hàng hoá để cung ứng cho người dân, ông Nguyễn Nguyên Phương cho biết, trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số địa phương tại khu vực miền Nam đang thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội quá khắc khe khi không cho phép thực hiện thu hoạch nông sản khiến các đơn vị của Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ gặp khó khăn trong việc vận chuyển mà còn gặp khó khăn trong việc thu mua, thu hoạch, sơ chế, chế biến hàng hóa.

Sở Công Thương cho rằng Trung ương cần có sự thống nhất phương án hành động giữa các tỉnh, tránh việc mỗi nơi làm một kiểu ảnh hưởng đến việc cung ứng hàng hóa.

Bên cạnh đó, thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã ưu tiên tiêm vaccine cho người sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Ông Nguyễn Nguyên Phương cho rằng, các địa phương khác cũng cần có sự ưu tiên này để thuận lợi hơn trong việc sản xuất, cung ứng hàng hóa.

Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, đầu cơ

Về vấn đề quản lý giá cả hàng hoá, ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh - cho biết trong thời gian qua, việc cung ứng hàng hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh gặp nhiều biến động do người dân đổ xô đến các siêu thị mua thực phẩm gây quá tải.

Nhiều siêu thị phát phiếu hẹn giờ đến mua hàng nhưng đến trưa, chiều có rất nhiều người không nhận được phiếu hẹn do số người vào siêu thị quá đông. Dù hàng hoá dự trữ được bổ sung lên kệ liên tục, nhưng đến chiều tối vẫn thiếu hàng để bán, đặc biệt là các mặt hàng rau, củ, trứng, bún, nui… khiến rất nhiều người dân có nhu cầu nhưng không mua được.

Ngoài ra, còn có tình trạng một số hộ dân đang tự bày bán nhiều mặt hàng rau củ, trứng…, với giá cao hơn siêu thị 30%-50%. Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh không loại trừ nguồn hàng này là do người dân mua số lượng lớn từ siêu thị để về bán lại.

Thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường thành phố cam kết sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường để phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi lợi dụng dịch để đầu cơ, găm hàng, tăng giá, thu lợi bất hợp pháp.

Khi phát hiện các hành vi tăng giá quá mức, bất hợp lý trong bối cảnh dịch bệnh để thu lợi bất chính , người dân có thể gọi đến 2 số đường dây nóng của Cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh là 028.39321014 và Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Thành phố Hồ Chí Minh là 028.39322491 để phản ánh.

Đọc thêm

Thu giữ thêm 400 sản phẩm giả tại Saigon Square

Lực lượng chức năng kiểm tra tại Trung tâm thương mại Saigon Square (TP HCM).
(PLVN) - Gần 400 sản phẩm túi xách, ví da, áo thun nghi giả mạo các thương hiệu nổi tiếng thế giới… vừa bị lực lượng Quản lý thị trường thu giữ tại Trung tâm thương mại Saigon Square (TP HCM). 

Thu hồi lô sản phẩm sữa tắm không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, mới có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi lô sản phẩm sữa tắm do không đạt tiêu chuẩn chất lượng do Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất thương mại xuất nhập khẩu Tạ Minh Quang - Nhà máy mỹ phẩm Tạ Minh Quang sản xuất.

Phát hiện hơn 5.000 tuýp thuốc trị ngứa nhập lậu ở Quảng Ninh

Lực lượng QLTT tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm đếm thuốc tân dược bị bắt giữ.
(PLVN) -  Hơn 5.000 tuýp thuốc trị ngứa ngoài da, 400 lít sirô mạch nha không rõ nguồn gốc vừa bị lực lượng quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh phát hiện, thu giữ. Số hàng hóa này được xác định là nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ, chủ yếu được mua trôi nổi để bán kiếm lời.

LING TRAN COSMETICS & SPA bị xử phạt 35 triệu đồng

LING TRAN COSMETICS & SPA bị xử phạt 35 triệu đồng
(PLVN) -  Ngày 9/6, lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã ra quyết định xử phạt hành chính 35 triệu đồng đối với hộ kinh doanh LING TRAN COSMETICS & SPA có địa chỉ tại số nhà 082, đường Ngũ Chỉ Son, tổ 02, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai về hành vi tàng trữ lô hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

TP HCM siết chặt quản lý buôn bán hóa chất tại chợ Kim Biên

TP HCM siết chặt quản lý buôn bán hóa chất tại chợ Kim Biên
(PLVN) - Sở Công Thương TP HCM tiếp tục phối hợp với UBND Quận 5 và các cơ quan quản lý liên quan giám sát, kiểm tra chặt chẽ thường xuyên để chợ Kim Biên không trở thành “điểm nóng” về buôn bán hóa chất độc hại, ảnh hưởng tới cộng đồng, môi trường.

'Cầu nối' văn hóa từ sản phẩm OCOP Việt Nam

Người dân đang lựa chọn sản phẩm OCOP tại một lễ hội ở Hà Nội. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Phát triển sản phẩm OCOP nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ của từng địa phương trong việc cụ thể hóa Nghị quyết 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030. Sau nhiều năm thực hiện, các sản phẩm ẩm thực OCOP ở các địa phương đang trở thành “nhịp cầu” kết nối người dân, bạn bè quốc tế với các nét đẹp văn hóa truyền thống của nước ta.

Robot hình người không đầu điều khiển bằng giọng nói

Robot hình người cũng có thể được sử dụng cho mục đích chăm sóc y tế. (Ảnh: Wandercraft)
(PLVN) - Một công ty công nghệ tại Paris vừa công bố mẫu robot hình người đầu tiên mang tên Calvin, được phát triển chỉ trong 40 ngày. Với khả năng tự cân bằng và điều khiển bằng giọng nói, Calvin hứa hẹn sẽ thay thế con người trong các công việc nặng nhọc, thiếu tính công thái học tại nhà máy Renault.

Samsung phát cảnh báo an toàn cho người dùng

Hình minh họa (Ảnh: PhoneArena)
(PLVN) - Trước làn sóng trộm cắp điện thoại ngày càng nghiêm trọng tại Anh và các quốc gia khác, Samsung đã phát cảnh báo đến 40 triệu người dùng Galaxy, đồng thời giới thiệu hàng loạt tính năng bảo mật mới giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân và ngăn chặn hành vi đánh cắp thiết bị ngay từ đầu.