TP. Thủ Đức sẽ dành gần 20.000ha đất để xây dựng đô thị đến năm 2040

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhiệm vụ quy hoạch chung TP. Thủ Đức thuộc nhiệm vụ quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040 với mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính quan trọng của TP. HCM và quốc gia. Dự kiến, đến năm 2040, TP. Thủ Đức sẽ dành khoảng 19.994ha đất để xây dựng đô thị.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Năm 2040 TP. Thủ Đức sẽ là Trung tâm kinh tế tri thức, tài chính của TP. HCM và quốc gia

Trước đó, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký quyết định số 1528/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung TP Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040.

Theo quyết định, phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ địa giới hành chính TP. Thủ Đức thuộc TP. HCM với tổng diện tích khoảng 211,56 km2. Phạm vi nghiên cứu gián tiếp gồm các quận huyện thuộc TP. HCM và 2 tỉnh giáp ranh là tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.

Ranh giới lập quy hoạch là ranh giới hành chính của TP. Thủ Đức với phía đông tiếp giáp TP. Biên Hòa và huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai; phía tây tiếp giáp Q.4, Q.1, Q.12 và Q. Bình Thạnh; phía nam tiếp giáp Q.4, Q.7 và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai); phía bắc tiếp giáp TP. Thuận An và TP. Dĩ An của tỉnh Bình Dương.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm đề xuất định hướng phát triển phù hợp với cấu trúc, định hướng phát triển không gian của TP. HCM và vùng TP. HCM; đáp ứng mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính quan trọng của TP. HCM và quốc gia.

Quy hoạch đáp ứng các yêu cầu mới trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; tạo điều kiện khả thi để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển đô thị hiện nay như dân số, nhà ở, hạ tầng, giao thông, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở chuyển đổi và phát triển hạ tầng số. Hướng tới phát triển đô thị có chất lượng sống tốt và môi trường làm việc hấp dẫn; có văn hóa đặc trưng trên cơ sở bảo tồn di sản và cảnh quan sông nước; phát triển hạ tầng đô thị thông minh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và các khu vực trong TP. Thủ Đức theo quy hoạch, đảm bảo chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc TP. HCM.

Sẽ hình thành công viên phần mềm và khu công nghệ cao

Theo quyết định phê duyệt, TP. Thủ Đức là đô thị loại I trực thuộc TP. HCM, phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao; trung tâm phía đông của TP. HCM về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo.

Là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ và hợp tác phát triển; tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, tài chính và thương mại - dịch vụ; có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số của thành phố và vùng TP. HCM; là đầu mối kết nối khu trung tâm hiện hữu TP. HCM với cảng hàng không quốc tế Long Thành và các đô thị, khu chức năng trọng điểm phía đông của vùng TP. HCM.

Dự kiến đến năm 2030 dân số toàn TP. Thủ Đức đạt khoảng 1,5 triệu người; năm 2040 đạt khoảng 2,2 triệu người, hướng đến 3 triệu người sau năm 2040.

Về quy mô đất đai, đến năm 2030, dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 18.830ha; đến năm 2040 dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 19.994ha.

Quyết định cũng nêu rõ, theo tính chất TP. Thủ Đức, xây dựng mục tiêu phát triển đô thị theo các tiêu chí từng bước nâng cao chất lượng các khu vực chức năng hiện hữu là động lực phát triển của đô thị như: khu đô thị mới Thủ Thiêm, Đại học Quốc gia TP. HCM, Khu công nghệ cao TP. HCM, cảng Cát Lái; đồng thời, hình thành các trung tâm là động lực phát triển mới của đô thị để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính và thương mại - dịch vụ.

Hoàn thiện hệ thống giao thông và hạ tầng thông tin truyền thông (ICT) nhằm gia tăng tính kết nối, tương tác giữa các khu vực chức năng động lực hiện hữu và các trung tâm mới để hình thành mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo, có tính lan tỏa, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo định hướng đô thị thông minh, tương tác cao.

Phát triển đô thị tích hợp với hệ thống giao thông công cộng (TOD), giao thông khác cao độ, kể cả giao thông ngầm công cộng và không gian đô thị ngầm xung quanh, gắn kết giữa giao thông công cộng với sử dụng đất để khai thác hiệu quả đất đai, mở rộng không gian phát triển đô thị, khu chức năng.

Về định hướng phát triển không gian đề xuất mô hình phát triển, cấu trúc không gian đô thị gắn kết chặt chẽ với mô hình phát triển, cấu trúc không gian toàn TP. HCM; phù hợp với phương án phát triển của các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan đến phạm vi không gian TP. Thủ Đức; phù hợp với mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao; kết nối với các đô thị trọng điểm phía đông của vùng TP. HCM như TP. Biên Hòa, Nhơn Trạch, Thuận An, Dĩ An, Phú Mỹ, Vũng Tàu…

Định hướng phát triển không gian đô thị cần nghiên cứu trên cơ sở mối quan hệ, vai trò của TP. Thủ Đức với các trung tâm, khu chức năng trọng điểm khác của TP. HCM, với cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tuyến đường vành đai và công trình đầu mối cấp vùng và quốc gia có tác động đến không gian TP. Thủ Đức; đảm bảo tổ chức hài hòa giữa các khu chức năng là hạt nhân phát triển hiện hữu với các trung tâm động lực mới để hình thành mạng lưới trung tâm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính và thương mại - dịch vụ.

Về hạ tầng kinh tế tri thức, cần bổ sung phát triển hình thành hệ sinh thái sáng tạo kết nối với các hoạt động sản xuất, dịch vụ và văn hóa tại TP. HCM, trên toàn quốc gia và quốc tế. Hình thành các khu đại học trình độ quốc tế, công viên phần mềm và trí tuệ nhân tạo Quang Trung – Thủ Đức, các khu công nghệ cao và khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm công nghệ mới – Sandbox.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Lãnh đạo Sở Xây dựng Hải Phòng thông tin về chủ trương, chính sách liên quan giá thuê nhà ở thuộc tài sản công. (Ảnh: Nguyên An)

Hải Phòng: Trả lời phản ánh 'giá thuê nhà chung cư tăng quá cao'

(PLVN) - Để người dân nắm bắt, hiểu rõ các chủ trương, chính sách liên quan giá thuê nhà ở thuộc tài sản công, Sở Xây dựng Hải Phòng phối hợp UBND quận Ngô Quyền và Cty TNHH MTV Quản lý và Kinh doanh nhà Hải Phòng vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền về giá thuê nhà ở và chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà tại các khu chung cư thuộc tài sản công trên địa bàn quận Ngô Quyền.
EVNHANOI là một trong những doanh nghiệp có trụ sở phải di dời.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh 'lên dây cót' cho việc di chuyển khỏi đất 'vàng' Hồ Gươm

(PLVN) - Để mở rộng không gian công cộng, phục vụ cộng đồng khu vực quanh Hồ Gươm (Hà Nội), ngoài tòa nhà “Hầm cá mập” sẽ có hơn chục cơ quan, đơn vị và gần 40 hộ dân lân cận sẽ phải di dời. Hầu hết hộ dân cũng như đại các đơn vị có trụ sở thuộc diện di dời dù rất tâm tư nhưng đều ủng hộ chủ trương của thành phố.
TP Đà Lạt có 12 vị trí quỹ đất được quy hoạch dành phát triển NƠXH. Ảnh minh họa.

Lâm Đồng quy hoạch 13 vị trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

(PLVN) - Dù có 13 vị trí quỹ đất được quy hoạch dành phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn, chủ yếu là tại các đồ án quy hoạch phân khu (TP Đà Lạt 12 vị trí; TP Bảo Lộc 1 vị trí) nhưng đến nay chỉ có 1 vị trị dự án được UBND tỉnh Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư để triển khai các bước tiếp theo.
Đà Nẵng hút vốn tỷ đô: Cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản

Đà Nẵng hút vốn tỷ đô: Cú hích mạnh mẽ cho thị trường bất động sản

(PLVN) - Đà Nẵng đang bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ với hàng loạt siêu dự án tỷ đô, tạo đòn bẩy mạnh mẽ đưa thành phố vươn tầm quốc tế. Theo kế hoạch, từ quý I - II/2025, Đà Nẵng sẽ khởi công các dự án quy mô lớn với tổng vốn đầu tư hơn 150.000 tỷ đồng, mở ra giai đoạn bứt phá với kinh tế, du lịch và bất động sản (BĐS).
Đồng Nai đầu tư 18.000 tỷ đồng phát triển Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Chứa Chan

Đồng Nai đầu tư 18.000 tỷ đồng phát triển Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Chứa Chan

(PLVN) -   UBND tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát triển du lịch núi Chứa Chan đến năm 2030, với tổng mức đầu tư lên đến 18.000 tỷ đồng. Dự án này hứa hẹn biến khu vực núi Chứa Chan (huyện Xuân Lộc) thành tổ hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí hàng đầu Đông Nam Bộ, đồng thời góp phần khai thác tiềm năng kinh tế du lịch của tỉnh.
Tỉnh Lào Cai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển NOXH

Tỉnh Lào Cai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển NOXH

(PLVN) - Lào Cai đang nổi lên như một trong những địa phương tiên phong thực hiện nghiêm túc và hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nhà ở xã hội (NOXH). Với quyết tâm cao, tỉnh đã và đang triển khai nhiều dự án, góp phần quan trọng vào mục tiêu hoàn thành ít nhất 1 triệu căn NOXH trên cả nước giai đoạn 2021 - 2030.