TP Tam Kỳ công bố biểu trưng riêng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 6/9, tại Quảng trường 24/3, UBND TP Tam Kỳ tổ chức lễ công bố biểu trưng (logo) của thành phố và Công bố giải chạy Tam Kỳ Marathon “Hành trình về Đất Mẹ” năm 2025.

Biểu trưng riêng hay còn gọi Logo của TP Tam Kỳ (Quảng Nam) được thiết kế dựa trên bức tranh tổng quan về thành phố, kết tinh từ những yếu tố về địa hình, thiên nhiên, văn hóa, lịch sử truyền thống; những câu chuyện khái quát về dòng chảy nhân văn quý báu luôn được tiếp nối trên nền tảng văn hóa, đất nước và người Tam Kỳ xưa và nay; sự đoàn kết chung tay xây dựng, kiến tạo nên vùng đất Tam Kỳ địa linh nhân kiệt và giàu bản sắc.

Trên bản đồ của Tổ quốc Việt Nam thân yêu, TP Tam Kỳ nằm ở điểm giữa của đất nước. Theo sử liệu, Tam Kỳ ngày nay thuộc huyện Hà Đông, phủ Thăng Hoa của đạo Thừa tuyên Quảng Nam xưa, được hình thành cách đây 550 năm (năm 1471) dưới thời vua Lê Thánh Tông. Đến năm 1906, huyện Hà Đông được nâng lên thành phủ và đổi tên thành phủ Tam Kỳ, bao gồm vùng đất thuộc TP Tam Kỳ, các huyện Núi Thành, Phú Ninh, Tiên Phước, một phần Bắc Trà My ngày nay.

Quang cảnh buổi công bố biểu trưng TP Tam Kỳ.

Quang cảnh buổi công bố biểu trưng TP Tam Kỳ.

Năm 1997, khi tái lập tỉnh Quảng Nam, Tam Kỳ được xác lập trở lại vai trò là thị xã tỉnh lỵ. Năm 2006, Tam Kỳ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh và đến năm 2016, thời điểm kỷ niệm 110 năm Phủ lỵ Tam Kỳ, thành phố được công nhận đô thị loại II.

Tên gọi “Tam Kỳ” được định vị theo hình sông thế núi của vùng đất này, nơi có ba gò đất cao cùng ngã ba sông. Nhìn từ ngoài biển vào sẽ thấy 3 gò đất cao nhô lên thành hình tam giác là núi An Hà, Quảng Phú và Trà Cai. Khi định vị từ 3 ngọn núi, thuyền sẽ vào cửa sông và gặp bến đò, nơi có ba ngả rẽ: sông Tam Kỳ, sông Trường Giang và sông Bàn Thạch.

Tam Kỳ là vùng đất địa linh, nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng, danh nhân, người con ưu tú của đất nước như cụ Doãn Văn Xuân; Nguyễn Dục, Tiến sĩ Trần Văn Dư, Tiến sĩ Nguyễn Thích, Phó bảng Phan Châu Trinh, Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng; cho đến những tên tuổi lớn trong hai cuộc kháng chiến như: nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Đỗ Thế Chấp…

TP Tam Kỳ là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, địa phương đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

TP Tam Kỳ là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, địa phương đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Vùng đất này còn có 26 di tích lịch sử cấp tỉnh và cấp quốc gia như Địa đạo Kỳ Anh, Tượng đài Chiến thắng Mậu Thân, Văn Thánh Khổng Miếu, khu di tích lịch sử Rừng cây mang tên Bác Hồ, Phủ đường Tam Kỳ, di tích lịch sử cách mạng Chi bộ Đồng, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng, Khu di tích lịch sử Núi Chùa, Mộ cụ Trần Thuyết...

Vượt qua chặng đường gian khó sau khi bước ra khỏi chiến tranh, ngày nay, Tam Kỳ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam. TP Tam Kỳ đang phát triển theo hướng đô thị trẻ, thông minh, chú trọng phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ và công nghiệp. Bên cạnh sự phát triển sôi động của kinh tế thì các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cũng được thành phố quan tâm tổ chức hằng năm với quy mô lớn, thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến với Tam Kỳ.

Trong đó, một số hoạt động đã trở thành thương hiệu của Tam Kỳ như lễ hội Hoa Sưa, lễ hội du lịch biển Tam Thanh, hay những điểm đến thơ mộng như Vườn Cừa, làng du lịch cộng đồng Tam Thanh, bãi sậy sông Đầm…

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và TP Tam Kỳ kéo băng chính thức công bố biểu trưng TP Tam Kỳ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và TP Tam Kỳ kéo băng chính thức công bố biểu trưng TP Tam Kỳ.

Nhằm góp phần tuyên truyền nét đẹp về truyền thống văn hóa, lịch sử và tiềm năng phát triển du lịch, UBND TP Tam Kỳ đã xây dựng biểu trưng (logo) để làm bộ nhận diện thương hiệu của thành phố.

Logo được thiết kế dựa trên bức tranh tổng quan về TP Tam Kỳ, kết tinh từ những yếu tố về địa hình, thiên nhiên, văn hóa, lịch sử truyền thống và do họa sỹ Hoàng Xuân Hiếu - Thạc sĩ Nghệ thuật thị giác, Giảng viên Trường Đại học Nghệ thuật Huế trực tiếp thiết kế. Logo chứa đựng câu chuyện khái quát về dòng chảy nhân văn quý báu luôn được tiếp nối trên nền tảng văn hóa, đất nước và người Tam Kỳ xưa và nay; sự đoàn kết chung tay xây dựng, kiến tạo nên vùng đất Tam Kỳ địa linh nhân kiệt và giàu bản sắc.

Chủ đề của câu chuyện về logo "Non nước nở hoa", chân của logo là hình tượng gắn kết hài hoà vào nhau biểu đạt địa danh định vị theo hình sông thể núi. Qua đó thể hiện ghi nhớ về công đức của các bậc tiền nhân về ba ngọn núi và ba dòng sông xinh đẹp của Tam Kỳ, giá trị thiên nhiên buổi đầu khai hoang, lập ấp.

Ba ngọn núi đó là Trà Cai, An Hà và cụm núi Quảng Phú; ba dòng sông là Tam Kỳ, Bàn Thạch và Trường Giang. Tiếp biến đối xứng hai bên là những mảng hình mạnh mẽ tựa ba đôi tay của ba thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai cùng nhau dựng xây vùng đất; các đôi tay cống hiến ấy được cấu trúc theo hình ngôi sao năm cánh, phát triển theo hướng toả ra từ tâm và chia đều ra hai hướng; đồng thời khắc họa hai chữ TK viết tắt của Tam Kỳ.

Logo thiết kế với chi tiết vươn lên hướng theo ánh mặt trời, nhằm tượng trưng cho sự nỗ lực cống hiến trong lao động sáng tạo của người Tam Kỳ, khát vọng vươn lên và phát triển của thành phố trẻ.

Logo thiết kế với chi tiết vươn lên hướng theo ánh mặt trời, nhằm tượng trưng cho sự nỗ lực cống hiến trong lao động sáng tạo của người Tam Kỳ, khát vọng vươn lên và phát triển của thành phố trẻ.

Du khách chụp ảnh lưu niệm logo biểu trưng của TP Tam Kỳ.

Du khách chụp ảnh lưu niệm logo biểu trưng của TP Tam Kỳ.

Ông Nguyễn Minh Nam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Tam Kỳ cho hay: “Thành phố kỳ vọng rằng, hình tượng và triết lý mang đậm tính văn hoá lịch sử và nhân văn sâu sắc của biểu trưng thành phố được công bố sẽ là điểm nhấn tiêu biểu thấm sâu vào phong cách, lối sống, hình ảnh; góp phần bồi đắp tình cảm, tâm hồn của từng người dân thành phố, nhất là thế hệ tương lai. Đồng thời, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, niềm tự hào, tình yêu quê hương, tinh thần hiến dâng trong mỗi người dân. Từ đó phát huy tinh thần đoàn kết, sự tiếp tục nỗ lực, rèn luyện phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương Tam Kỳ ngày càng giàu đẹp”.

Cũng tại sự kiện, UBND TP Tam kỳ cũng giới thiệu giải chạy Tam Kỳ Marathon “Hành trình về Đất Mẹ” năm 2025. Đây là sự kiện thể thao tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng quê hương Tam Kỳ và tỉnh Quảng Nam (24/3/1975 – 24/3/2025), sự kiện sẽ được chính thức tổ chức trong 2 ngày 15-16/3/2025.

Đọc thêm

Bạc Liêu: Lan tỏa yêu thương từ Đề án 'Cùng em đến trường'

Bạc Liêu: Lan tỏa yêu thương từ Đề án 'Cùng em đến trường'
(PLVN) - Tuổi trẻ Công an Bạc Liêu đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện trong việc triển khai nhiều công trình, phần việc có ý nghĩa thiết thực, phục vụ hiệu quả cho các mặt công tác Công an. Trong đó, Đề án “Cùng em đến trường” đã tạo sức lan tỏa sâu rộng trong lực lượng Công an toàn tỉnh, góp phần chăm sóc, giúp đỡ các học sinh nghèo hiếu học được cắp sách đến trường.

Miễn phí vé hành khách qua Cảng Ao Tiên, Quảng Ninh

 Khu vực tàu cập bến Cảng cao cấp Ao Tiên.
(PLVN) - Bến Cảng cao cấp Ao Tiên tại Vân Đồn, Quảng Ninh, mới có thông báo miễn phí vé hành khách qua Cảng từ ngày 16/9 đến hết ngày 31/12, nhằm góp phần chung nay với chính quyền địa phương khắc phục khó khăn sau cơn bão số 3.

Lão nông hơn 80 tuổi thích lo 'chuyện bao đồng'

Lão nông hơn 80 tuổi thích lo 'chuyện bao đồng'
(PLVN) - Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo sâu sát, tâm huyết của Đảng bộ, chính quyền xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) và sự chung sức, đồng lòng của gần 300 hộ dân tộc Khmer trên địa bàn, ấp Vĩnh Lộc đã giữ vững danh hiệu ấp văn hóa gần 20 năm qua.

Cà Mau lan tỏa thông điệp, nhận thức về Chuyển đổi số

Cà Mau lan tỏa thông điệp, nhận thức về Chuyển đổi số
(PLVN) - Để lan tỏa thông điệp và thu hút sự quan tâm, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp về tiến trình Chuyển đổi số quốc gia, UBND tỉnh Cà Mau đã phát động tháng cao điểm thực hiện Ngày Chuyển đổi số với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.