TP Hồ Chí Minh tăng tiến độ tiêm vaccine

Chiến dịch tiêm chủng vaccine tại TP Hồ Chí Minh.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine tại TP Hồ Chí Minh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - TP Hồ Chí Minh đã tăng tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19, những ngày đầu có khó khăn nhưng ba ngày gần đây đã tăng tiến độ. Dự kiến 836.000 liều vaccine COVID-19 sẽ tiêm xong trong ngày 27/6.

Đó là thông tin được Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh chia sẻ tại cuộc họp báo về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại TP, ngày 25/6.

Vẫn còn thiếu sót…

Báo cáo về tiến độ, ông Bỉnh thông tin, tính từ ngày 19-22/6, TP HCM thực hiện 95.000 mũi, ngày 23/6 có 122.280 mũi. Đến ngày 24/6, với sự hỗ trợ tổng lực của Trung ương và thành phố, tổng số liều tiêm đã tăng lên 172.930 liều. Tổng cộng trong các ngày 22, 23 và 24/6, TP HCM có 438.502 lượt người đến tiêm. Hơn 1.100 ca có phản ứng sau tiêm, trong đó có 20 ca độ 1, 26 ca độ 2, 15 ca độ 3 và có 2 ca sốc phản vệ độ 4, ngưng tim nhưng đã được hồi sức kịp thời. Ngoài ra, còn có 10 ca phản ứng khác. Gần 40.000 người còn lại hoãn tiêm vaccine COVID-19 vì nhiều lý do, như cao huyết áp, tâm lý sợ hãi…

Với con số này, TP HCM đã có sự thay đổi về tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19. So với hơn 40.000 người dân được tiêm phòng trong ngày 23/6, ngành Y tế thành phố đã tăng tốc độ gấp 4 lần. Tuy nhiên, trong đợt thứ 4 được triển khai từ ngày 19/6, TP HCM đặt mục tiêu tiêm vaccine cho khoảng 200.000 người mỗi ngày ở gần 1.000 điểm. Như vậy, số lượng người được tiêm trong ngày 24/6 chỉ đạt khoảng 80% kế hoạch đề ra.

“Trong những ngày đầu, còn nhiều thiếu sót trong sự phối hợp giữa đơn vị được tiêm, người đến tiêm, công tác đảm bảo an ninh trật tự. Khu công nghiệp số lượng công nhân lớn, tại các quận, huyện gồm nhiều nhóm đối tượng. Sự điều phối còn bất cập”, ông Bỉnh nói.

Lãnh đạo Sở Y tế TP HCM phân tích, đây là lần đầu triển khai chiến dịch tiêm lớn nhất thành phố và cả nước. Vì là lần đầu tiêm tiêm ở các điểm di động, khu công nghiệp nên ngành Y tế tổ chức kỹ càng, cử đội cấp cứu thường trực, cử chuyên gia cấp cứu từ bệnh viện Trung ương, bệnh viện thành phố sẵn sàng vì tai biến nặng có thể xảy ra. Do đó, trong quá trình thực hiện, sự đồng bộ ban đầu chưa đạt được như mong muốn trong phối hợp điều phối người tiêm, người được tiêm với nhiều đối tượng, thành phần có phần chệch choạc. Nhưng từ ngày 24/6 đã đi vào hoạt động tốt.

Trước đó, Bộ Y tế hỗ trợ cho TP HCM 200 bác sĩ tham gia khám sàng lọc, cấp cứu, TP HCM chuẩn bị thêm 290 đội tiêm, ngoài 1.000 đội tiêm sẵn có để đẩy nhanh tốc độ tiêm.

Cũng theo ông Bỉnh, lần này tiêm 836.000 liều, cùng với những lần trước là TP HCM đã tiêm tổng cộng khoảng 1 triệu liều. TP HCM sẽ tiêm 15 triệu liều nên phải tiêm 14 lần nữa. Do đó, quan trọng là khi có vaccine là phải tiêm nhanh, chuẩn bị kỹ. Qua kinh nghiệm lần này sẽ có chiến lược tiêm phù hợp để tiêm nhanh, phủ rộng. Cần chuẩn bị kỹ, đặc biệt là hồi sức cấp cứu.

Ông Bỉnh cũng kêu gọi ý thức của người dân khi đến tiêm vaccine, vì trước sau gì cũng được tiêm nên cần yên tâm, bình tĩnh và chấp hành theo sự điều phối.

Về cơ bản thực hiện đúng quy định, hướng dẫn

Trong ngày 25/6, đoàn công tác của Bộ Y tế đã kiểm tra công tác triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một số địa điểm tại TP HCM, gồm Trường Bồi dưỡng Giáo dục huyện Bình Chánh, chợ đầu mối Bình Điền và Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 8).

Sau khi kiểm tra và làm việc cùng đại diện địa phương tại các điểm tiêm, ông Đỗ Trường Duy, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đánh giá công tác tổ chức tiêm chủng tại các điểm tiêm trên được thực hiện đúng theo các quy định, hướng dẫn.

Các địa điểm tiêm đều có cán bộ điều phối, hẹn lịch người dân theo danh sách và gửi giấy mời tới từng trường hợp. Người đến tiêm được kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế và điều phối theo từng nhóm để đảm bảo giữ khoảng cách cũng như các quy định về phòng chống dịch.

Khi đến địa điểm tiêm, người dân được kiểm tra, đối chiếu thông tin, nếu không có trong danh sách hoặc thông tin không phù hợp sẽ được yêu cầu ra về và trở lại đúng thời gian đã được quy định. Ngoài ra, xe cấp cứu và nhân viên y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy luôn túc trực sẵn sàng, hỗ trợ khi có tình huống phát sinh xảy ra...

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.