TP Hồ Chí Minh sẵn sàng ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ

Đo thân nhiệt cho người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Đo thân nhiệt cho người nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong bối cảnh lo ngại dịch đậu mùa khỉ có thể lây lan vào Việt Nam bất kỳ lúc nào, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có kịch bản sẵn sàng ứng phó với căn bệnh này.

Sở Y tế TP HCM đưa ra một số dấu hiệu phân biệt các trường hợp nghi ngờ, có thể, xác định và loại trừ mắc bệnh đậu mùa khỉ.

Cụ thể, các trường hợp được coi là nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau kể từ ngày 15/3/2022 như: đau đầu, sốt (>38,5 độ C), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, suy nhược.

Trường hợp có thể là trường hợp nghi ngờ và có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như tiếp xúc trực tiếp với người mắc; tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ tình dục; hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường hoặc đồ dùng của ca bệnh có thể hoặc xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ trong 21 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng, có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng...

Trường hợp xác định là trường hợp nghi ngờ hoặc có kết quả xét nghiệm Realtime PCR dương tính với virus đậu mùa khỉ.

Trường hợp loại trừ là trường hợp nghi ngờ nhưng có kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với virus đậu mùa khỉ.

Theo đó, Sở Y tế TP HCM có đề nghị gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) yêu cầu đơn vị củng cố hệ thống giám sát tại các cửa khẩu của thành phố. Việc giám sát gồm quan sát triệu chứng và kiểm tra thân nhiệt qua máy đo với người nhập cảnh; trạm y tế là nơi tiếp nhận khai báo nghi mắc bệnh này. Trong quá trình giám sát có dấu hiệu nghi ngờ cần có kịch bản xử lý.

Các trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức chỉ đạo các trạm y tế tiếp nhận trường hợp khai báo có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ và hướng dẫn đến các cơ sở y tế để khám và được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Người dân cần tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng nhiễm mầm bệnh.

Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường, che miệng khi ho, hắt hơi, người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.

Ngoài ra, người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục, người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ thì báo ngay về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP để được xử lý kịp thời.

Sở Y tế đề nghị các bệnh viện công lập và ngoài công lập sàng lọc và phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ báo ngay về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.