TP Hồ Chí Minh: Nan giải 'bài toán' chợ tự phát

Một chợ tự phát đông đúc vào giờ tan tầm gây ách tắc giao thông. (Ảnh: A.T)
Một chợ tự phát đông đúc vào giờ tan tầm gây ách tắc giao thông. (Ảnh: A.T)
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi buôn bán, hình thành các chợ tự phát là một “bài toán”nan giải mà TP Hồ Chí Minh nhiều năm qua vẫn chưa giải quyết dứt điểm được. Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến mỹ quan đô thị mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn giao thông, kinh tế và cuộc sống của người dân.

Sự tồn tại dai dẳng của chợ tự phát

Trên con đường Bình Trị Đông thuộc quận Bình Tân có một cái chợ đặc biệt được gọi là “chợ chạy”, mọc lên hai bên đường ở khu vực giao lộ đường tỉnh lộ 10. Nơi đây thường tụ tập rất đông tiểu thương buôn bán tự phát trên các xe máy, xe đạp chở theo quầy hàng “di động” đằng sau. Mỗi giờ tan tầm cũng là cao điểm bán hàng, chợ tụ họp rất đông người bán, kẻ mua, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Mỗi lần có cơ quan chức năng xử lý, khu vực này trở nên nhốn nháo trước cảnh những tiểu thương bán hàng “di động” gom góp hàng hóa bỏ chạy. Cạnh đó, nhiều nhà mặt phố khu vực này cũng lấn chiếm hè phố, lòng đường để mở sạp hàng, khiến khu vực này trở nên lộn xộn. “Chợ chạy” này đã tồn tại trên dưới chục năm nay, nhiều người dân khá bức xúc nhưng bao nhiều lần xử lý vẫn chưa thay đổi được.

Tại chợ Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, nhiều người dân còn không thể phân biệt đâu là “chợ gốc”, đâu là chợ tự phát. Bởi nhiều năm nay, các con đường quanh nhà lồng chợ đã buôn bán tự phát một cách “ổn định”, như một ngôi chợ thật sự với các sạp hàng từ nhà dân mở ra, những người buôn bán nhỏ trải bạt xuống lòng đường buôn bán đủ thứ. Người dân cũng quen và dường như chấp nhận chuyện xe cộ lưu thông khu vực này rất chậm chạp, khó khăn, cùng với nhiều hệ lụy khác.

Đó chỉ là hai trong rất nhiều chợ tự phát đang tồn tại ở TP Hồ Chí Minh. Hầu hết tất cả các quận, huyện trên địa bàn TP đều có nhiều chợ tự phát lớn nhỏ mọc lên nhiều năm nay. Ngay cả trên trục đường thuộc quận trung tâm thành phố như đường Cô Giang, quận 1 vẫn tồn tại chợ tự phát gây tắc nghẽn giao thông, mất vệ sinh từ hơn chục năm nay.

Sự xuất hiện của các chợ tự phát không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn tạo nên nhiều hệ lụy, như tình trạng ùn tắc giao thông, vệ sinh môi trường... Nhiều tuyến đường thành phố tắc nghẽn mỗi khi các chợ tự phát hình thành vào giờ tan tầm, người mua sắm dừng xe giữa đường để mua hàng khiến giao thông đình trệ.

Không chỉ thế, hoạt động kinh doanh tự phát quanh chợ truyền thống còn tạo ra sự cạnh tranh không công bằng với những người kinh doanh hợp pháp bên trong chợ. Việc buôn bán không chịu sự kiểm soát của pháp luật khiến các mặt hàng tại chợ tự phát thường không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, thậm chí vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm.

Vì sao khó dẹp bỏ?

Tại chương trình Dân hỏi - Chính quyền trả lời, chủ đề An toàn thực phẩm - Sức khỏe cộng đồng do HĐND TPHồ Chí Minh phối hợp Sở TT&TT và Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, vấn đề buôn bán tự phát quanh chợ đầu mối Hóc Môn gây mất trật tự, an toàn giao thông và nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm đã được nhiều người dân đặt ra.

Trả lời vấn đề này, bà Huỳnh Thị Xuân Mai, Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn cho biết, huyện có thành lập tổ công tác lập chốt trực 24/24h tại khu vực chợ. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng như tổ chức thực hiện các đợt ra quân xử lý cao điểm, lắp đặt các hệ thống loa thông báo, hệ thống camera giám sát và phối hợp Đội 4 của Sở An toàn thực phẩm TP tiến hành kiểm tra các hộ buôn bán xung quanh khu vực chợ.

Tuy nhiên, do vị trí chợ đầu mối Hóc Môn nằm đan xen trong khu dân cư và khu vực này có nhiều hộ dân sinh sống kết hợp kinh doanh và lực lượng tổ công tác còn mỏng nên vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng phát của các chợ tự phát là do nhu cầu mưu sinh của người dân, đặc biệt là những người lao động có thu nhập thấp, không đủ khả năng thuê mặt bằng buôn bán chính thức.

Mặt khác, thói quen thích mua sắm nhanh gọn của người tiêu dùng cũng góp phần khiến các chợ tự phát trở nên phổ biến. Nhiều người thích mua đồ tại những khu chợ ven đường vì không cần gửi xe, chỉ cần tạt vào mua nhanh là đi, dù biết rằng hành vi này là vi phạm luật.

Việc quản lý chợ tự phát hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu nhất quán trong xử lý vi phạm. Mặc dù chính quyền các cấp đã có nhiều biện pháp như tăng cường kiểm tra, xử phạt, thậm chí dẹp bỏ chợ tự phát, nhưng các hoạt động này chỉ mang tính tạm thời, chưa giải quyết được triệt để, đôi chỗ, đôi nơi còn có tình trạng “du di”, thông cảm giữa người quản lý và người vi phạm.

Để chợ tự phát được dẹp bỏ hoàn toàn, ngoài công tác tuyên truyền ý thức, vận động người dân, có lẽ rất cần đến sự xử lý kiên quyết, cần những kế hoạch mang tính lâu dài, đồng thời cần cả sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị quản lý, nhằm lập lại trật tự mỹ quan đô thị, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế tiểu thương tại các khu vực thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.