TP Hồ Chí Minh: 80 phường thuộc diện sáp nhập

Một phần quận 3, tháng 7/2023. Ảnh: Quỳnh Trần
Một phần quận 3, tháng 7/2023. Ảnh: Quỳnh Trần
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ nay đến năm 2030, TP HCM có 80 phường phải sắp xếp, thuộc các quận 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận. Nội dung nêu trong tờ trình của UBND TP vừa gửi Bộ Nội vụ về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Theo đó, TP có 129 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp nhưng có 49 đơn vị diện đặc thù nên không phải sáp nhập.

Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phường (thuộc quận) có dân số từ 15.000 người trở lên; diện tích 5,5km2 trở lên; xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30km2. Những đơn vị không đạt hai tiêu chí này phải sắp xếp.

Như vậy, quận 3 có bốn phường phải sắp xếp là phường 9 nhập với 10 thành phường 9; phường 12 nhập với 13 thành phường 12.

Quận 4 có sáu phường phải sáp nhập là 6 với 9; 8 và 10; 14 với 15, thành các phường 9, 8 và 15.

Quận 5 có tám phường phải sắp xếp, gồm 2 với 3; 5 và 6; 7 nhập với 8; 10 và 11, thành các phường 2, 5, 7, 11.

Quận 6 có 11 phường phải sáp nhập gồm: 2, 6 và một phần phường 5 thành phường 2; 1 nhập với 3, 4 thành phường 1; 9 nhập với một phần phường 5 thành phường 9; 11 nhập với một phần phường 10 với tên gọi phường 11; 14 và một phần phường 13 thành phường 14.

Quận 8 có phường 1, 2, 3 sáp nhập thành phường Rạch Ông; 8, 9, 10 thành phường Hưng Phú; 11, 12, 13 thành phường Xóm Củi.

Quận 10 nhập phường 6 và 7 thành phường 6; 5 và 8 thành phường 8; 10 và 11 thành phường 10.

Quận 11 có 11 phường, gồm 1 và 2 thành phường 1; 4, 6 và 7 thành phường 7; 8 với 12 thành phường 8; 9 và 10 thành phường 10; 11 với 13 thành phường 11.

Bình Thạnh có 13 phường phải sắp xếp là 1 và 3 thành phường 1; 5 và một phần phường 6 thành phường 5; 7 và một phần phường 6 thành phường 7; 11 với một phần phường 13 thành phường 11; 2 và 15 thành phường 15; 19 và 21 thành phường 19; 14 và 24 thành phường 24.

Gò Vấp sáp nhập phường 1, 4, 7 thành phường 1; 8 và 9 thành phường 8; 14 với một phần phường 13 thành phường 14; 15 với một phần phường 13 thành phường 15.

Phú Nhuận nhập phường 3 và 4 thành phường 4; 15 với 17 thành phường 15.

Theo UBND TP, sau sắp xếp từ 80 phường thuộc 10 quận sẽ hình thành 38 phường mới, giảm 39 phường. Trong đó, đa số nhập từ hai phường thành một phường mới, có bảy trường hợp thành ba phường hoặc một phần phường cũ hình thành phường mới. Có chín phường phải điều chỉnh ranh giới.

Các phường mới đều đạt quy chuẩn về quy mô dân số, có 12/38 phường mới có quy mô dân số trên 45.000 người, đạt trên 300% so với tiêu chuẩn nhưng diện tích sau sắp xếp vẫn không đạt so với quy định.

Cũng tại tờ trình này, TP đề xuất do các yếu tố đặc thù nên từ nay đến năm 2030, các quận, huyện ở TP không thuộc diện phải sắp xếp. Điều này để bảo đảm ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế, "không gây xáo trộn lớn".

Ví dụ, các đơn vị hành chính có địa giới ổn định và từ khi có Quyết định số 300 của UBND TP về điều chỉnh TP còn ba cấp đến nay chưa có thay đổi và điều chỉnh lần nào thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp.

Ngoài ra quận, huyện có hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển ổn định. Thu ngân sách hằng năm đạt từ 1.000 tỷ đồng trở lên thì không bắt buộc thực hiện sắp xếp cũng được TP vận dụng.

Theo tiêu chí này, các đơn vị hành chính cấp huyện của TP đạt chỉ tiêu thu nộp ngân sách hàng năm cao hơn một số tỉnh. Ví dụ quận 1 thu nộp ngân sách năm 2022 gần 43.000 tỷ đồng, quận 3 gần 5.900 tỷ đồng, quận 10 trên 2.300 tỷ đồng. Trong khi đó có tỉnh ở miền núi phía Bắc cả năm 2022 thu hơn 2.200 tỷ đồng, có tỉnh chỉ hơn 1.500 tỷ đồng.

Đọc thêm

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ

Hà Nội: Phấn đấu hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ
(PLVN) - Chiều 11/12, tại Kỳ họp lần thứ 20, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, mặc dù một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm khó đạt được, nhưng TP dứt khoát không điều chỉnh mà sẽ quyết tâm, phấn đấu cao nhất trong năm 2025 để cả nhiệm kỳ cao nhất có thể, tạo nền tảng tốt cho nhiệm kỳ sau...

Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Lâm Đồng

Phỏng vấn trực tiếp ngay tại chương trình.
(PLVN) - Chương trình Tư vấn, cung cấp thông tin thị trường lao động và hướng nghiệp diễn ra chiều 11/12 tại Trường THPT Nguyễn Huệ (xã Tân Lâm, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đã thu hút hơn 500 học sinh cùng đông đảo phụ huynh, người lao động, cơ sở đào tạo tham gia. Đặc biệt, 7 đơn vị tuyển dụng là các doanh nghiệp đến từ Lâm Đồng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đem tới chương trình hàng trăm cơ hội việc làm trong và ngoài nước.

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).
(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân

BĐBP tỉnh Bình Định - đội quân công tác và chiến đấu gần gũi với nhân dân
(PLVN) -  Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Bình Định đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh khu vực biên giới biển, cũng như coi việc xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng nhằm phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để xây dựng nền biên phòng toàn dân tạo môi trường thuận lợi phát triển KT-XH của tỉnh.

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật

HĐND tỉnh Cà Mau thông qua 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật
(PLVN) - HĐND tỉnh Cà Mau đã nhất trí biểu quyết thông qua 25 Nghị quyết trên các lĩnh vực, trong đó, có 13 Nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả một số văn bản pháp luật mới ban hành và những vấn đề quan trọng, cấp thiết ở địa phương...

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu

Chuyên gia Australia và Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển điện gió ngoài khơi tại Bạc Liêu
(PLVN) - Để cùng tìm hiểu, chia sẻ kinh nghiệm về pháp lý và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, ngày 11/12, Cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Đại sứ quán (ĐSQ) Australia tại Việt Nam và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm Phát triển Điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.