TP HCM yêu cầu không soạn bài mẫu cho học sinh kiểm tra cuối kỳ

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sở GD&ĐT TP HCM vừa ra thông báo yêu cầu các trường tiểu học xem bài kiểm tra cuối kỳ như hoạt động đánh giá thông thường, không được soạn bài mẫu cho học sinh thuộc lòng.

Yêu cầu không soạn bài mẫu cho học sinh kiểm tra cuối kỳ

Sở GD&ĐT TP HCM vừa có văn bản hướng dẫn việc kiểm tra cuối học kỳ cấp tiểu học. Theo đó, việc tổ chức ôn tập ngay trên lớp học, không giao bài tập về nhà với học sinh học 2 buổi một ngày; không soạn đề cương, bài mẫu bắt buộc học sinh làm, học thuộc lòng bài mẫu. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách tự học, ôn tập.

Mục tiêu của kiểm tra cuối kỳ nhằm đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Vì thế, Sở yêu cầu các trường coi trọng việc động viên cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh kịp thời, công bằng, khách quan. Các trường xem đây như một hoạt động đánh giá thông thường, tuyệt đối không chạy theo thành tích để đối phó, gây áp lực, căng thẳng cho giáo viên, học sinh và gia đình.

Riêng khối lớp 1, 2, 3, đề kiểm tra phù hợp yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức nhận biết, kết nối, vận dụng, giúp học sinh nhắc lại hoặc sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề tương tự.

Thời gian tổ chức kiểm tra định kỳ căn cứ vào phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng của từng khối lớp. Tuy nhiên, các Phòng GD&ĐT có thể linh hoạt tránh cận các ngày lễ trong năm.

Việc kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học được đổi mới kể từ khi chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018) được áp dụng với lớp 1 cách đây 2 năm. Hiện, việc đánh giá theo Thông tư 27 năm 2020 của Bộ GD&ĐT. Điểm mới là không còn khái niệm cũng như phân chia riêng biệt đánh giá học lực, hạnh kiểm mà đánh giá tổng hợp chung về hình thành, phát triển phẩm chất năng lực, nhân cách toàn diện của học sinh.

Nhiều địa phương miễn, giảm học phí cho học sinh

Mới đây cả nước có thêm nhiều địa phương thông báo miễn hoặc giảm học phí cho học sinh. Cụ thể, Quảng Bình vừa quyết định sẽ không thu học phí học kỳ II năm học 2022 - 2023 (5 tháng) với trẻ mầm non và học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông.

HĐND tỉnh Bạc Liêu khoá X ban hành Nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh. Mức học phí trực tiếp năm học 2022 - 2023 đối với mầm non bán trú khu vực thành thị là 400.000 đồng, khu vực nông thôn là 135.000 đồng; mầm non không bán trú ở thành thị là 300.000 đồng, ở nông thôn là 100.000 đồng; ở bậc tiểu học vùng thành thị là 300.000 đồng, vùng nông thôn là 100.000 đồng.

Đối với cấp THCS vùng thành thị là 300.000 đồng, vùng nông thôn là 100.000 đồng. Đối với cấp THPT vùng thành thị là 350.000 đồng, vùng nông thôn là 200.000 đồng. Đối với học sinh tiểu học công lập, học sinh không phải đóng học phí.

Đồng thời sẽ giảm 50% học phí năm học 2022 - 2023 theo như mức quy định trên đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Khánh Hòa thông qua nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ học phí đối với trẻ mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, năm học 2022-2023 trong toàn tỉnh.

Theo đó, Khánh Hòa miễn học phí 5 tháng đối với học sinh các cấp học, kinh phí dự kiến cấp bù phần học phí lên đến hơn 134 tỷ đồng.

Tại Hậu Giang, Nghị quyết quy định mức hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên, đối với khu vực thành thị mức hỗ trợ học phí đối với cấp tiểu học và THCS 240.000 đồng/học sinh/tháng; giáo dục thường xuyên cấp THCS và cấp THPT 235.000 đồng/học sinh/tháng; giáo dục thường xuyên cấp THPT 220.000 đồng/học sinh/tháng; còn cấp mầm non 208.000 đồng/học sinh/tháng.

Một số cấp học thuộc khu vực nông thôn (gồm các xã thuộc huyện, thị xã, thành phố) có mức hỗ trợ học phí chỉ bằng 1/3 so với khu vực thành thị: cấp mầm non 65.000 đồng/học sinh/tháng; cấp tiểu học và THCS 70.000 đồng/học sinh/tháng; giáo dục thường xuyên cấp THCS 50.000 đồng/học sinh/tháng, cấp THPT 165.000 đồng/học sinh/tháng; giáo dục thường xuyên cấp THPT 135.000 đồng/học sinh/tháng.

Riêng đối với vùng dân tộc thiểu số, học phí đối với cấp mầm non 15.000 đồng/học sinh/tháng; cấp tiểu học và THCS 20.000 đồng/học sinh/tháng; cấp THPT 65.000 đồng/học sinh/tháng; giáo dục thường xuyên cấp THPT 35.000 đồng/học sinh/tháng; giáo dục thường xuyên cấp THCS không được hỗ trợ.

Từ ngày 1/1/2023 đến hết năm 2025, Lào Cai sẽ hỗ trợ 100% mức thu học phí theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh theo năm học đối với đối tượng phải đóng học phí theo quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại Nghị định số 81/202UND-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

Lào Cai cũng hỗ trợ phần học phí còn lại theo mức thu học phí của Hội đồng nhân dân tỉnh theo năm học đối với đối tượng đã được giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

Trước đó, từ đầu năm học 2022-2023, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã quyết định miễn, giảm học phí cho học sinh, bao gồm: Bắc Ninh, Quảng Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Kạn, Quảng Ninh.

Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP Cần Thơ miễn toàn bộ học phí cho học sinh các cấp trên địa bàn trong năm học 2022-2023.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.