TP HCM thành lập ngân hàng huyết thanh

Nghi thức cắt băng khánh thành đưa vào hoạt động Ngân hàng huyết thanh. Ảnh: HCDC
Nghi thức cắt băng khánh thành đưa vào hoạt động Ngân hàng huyết thanh. Ảnh: HCDC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 17/8/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) đã tổ chức Lễ ra mắt Ngân hàng huyết thanh.

Ngân hàng huyết thanh là đơn vị tổ chức thu thập, bảo quản và cung cấp các nguồn mẫu để thực hiện xét nghiệm, phục vụ công tác kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm.

Để thực hiện được điều này, HCDC sẽ xây dựng kế hoạch thu thập mẫu định kỳ cho Ngân hàng, có bộ quy trình bảo quản, truy xuất và sử dụng các mẫu phục vụ cho các mục tiêu khác nhau của kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh đó, HCDC cũng sẽ xây dựng các mô hình phân tích dữ liệu, từ đó đưa ra những định hướng cho những quyết định y tế công cộng.

Tại buổi lễ, ông Dương Anh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết việc đầu tư cho Ngành Y tế luôn là một trong các vấn đề mà lãnh đạo Thành phố quan tâm.

Đặc biệt, việc xây dựng HCDC xứng tầm theo mô hình CDC của các quốc gia tiên tiến khác là một trong những hoạt động trọng tâm. Vì vậy, việc thành lập Ngân hàng huyết thanh là điều kiện cần để HCDC phát triển, củng cố về năng lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như tăng cường sự hợp tác trong và ngoài nước. Qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu về kiểm soát dịch bệnh và hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân.

Đi vào hoạt động, Ngân hàng huyết thanh được trang bị cơ sở vật chất mới và hiện đại đảm bảo cung cấp khả năng lưu trữ lượng mẫu lớn từ 400.000 đến 450.000 mẫu huyết thanh. Bên cạnh đó, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cho công tác thu nhận, xử lý, lưu trữ và phân phối mẫu, nhất là đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành.

Theo PGS.TS Lê Văn Tấn - Oxford University Clinical Research Unit Viet Nam, từ lâu các nước trên thế giới đã tiến hành xây dựng ngân hàng huyết thanh và các chương trình điều tra dịch tễ huyết thanh học tương ứng.

Ví dụ tại Anh, ngân hàng huyết thanh được thành lập vào năm 1986. Đến nay đã thu nhận trên 200 ngàn mẫu huyết thanh từ người dân Anh ở các độ tuổi khác nhau. Thông qua đó các kết quả điều tra huyết thanh học đã cung cấp thông tin quan trọng cho việc phải tiêm vaccine bổ sung cho các nhóm dễ mắc bệnh ở Vương quốc Anh. Ngân hàng huyết thanh cũng đã được sử dụng nhằm đánh giá mức độ lây lan và miễn dịch cộng đồng của đại dịch cúm vào năm 2009 và gần nhất là đại dịch COVID-19 ở Anh. Các kết quả điều tra huyết thanh này là cơ sở khoa học nhằm góp phần định hướng chiến lược tiêm vaccine cũng như giãn cách xã hội phù hợp theo từng thời điểm khác nhau của đại dịch COVID-19.

Tại Việt Nam, một số ngân hàng huyết thanh cũng đã được thành lập thông qua chương trình nghiên cứu điều tra dịch tễ của Bộ Y tế, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương cũng như viện Pasteur TPHCM. Trọng tâm của các chương trình giám sát này có thể kể đến như HIV, Zika virus, viêm gan siêu vi B và C, cúm A H5N1.

"Thực tiễn cho thấy thiết lập một ngân hàng huyết thanh có tính đại diện cao cho toàn bộ người dân trong một khu vực, một thành phố là cần thiết cho phép khảo sát tình trạng miễn dịch cộng đồng với với các tác nhân gây bệnh, góp phần cung cấp những dữ liệu khoa học nhằm đánh giá tình hình miễn dịch cộng đồng, đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp, dự đoán dịch hoặc phát hiện sớm khả năng bùng phát dịch, khảo sát sự lưu hành thầm lặng của tác nhân gây bệnh", theo PGS.TS Lê Văn Tấn.

Tin cùng chuyên mục

Học sinh bị tổn thương thể chất nghiêm trọng do pháo tự chế. (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy)

Ẩn họa khôn lường tình trạng thanh, thiếu niên tự chế pháo

(PLVN) - Thời gian gần đây, các bệnh viện trên cả nước liên tiếp ghi nhận những vụ tai nạn thương tâm liên quan đến pháo tự chế. Trong số đó, nhiều vụ tai nạn xảy ra do học sinh, thanh, thiếu niên mua nguyên vật liệu và tự chế tạo pháo nổ theo các video hướng dẫn trên mạng xã hội.

Đọc thêm

Mối nguy từ thuốc lá điện tử không thể suy đoán trước

Thuốc lá điện tử với bề ngoài bắt mắt.
(PLVN) - Theo chuyên gia y tế, hút thuốc lá điện tử làm phát sinh các bệnh hay ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước. Mối nguy từ thuốc lá điện tử thay đổi liên tục, không thể giải quyết hậu quả và tăng gánh nặng xã hội.

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.