TP HCM sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán

Ảnh minh họa: HCDC
Ảnh minh họa: HCDC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trong những ngày nghỉ Tết, Sở Y tế TP HCM chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) giám sát và báo cáo tình hình dịch bệnh hàng ngày.

Thông tin từ Sở Y tế TP HCM, trong tuần cận Tết, từ 29/01/2024 đến 04/02/2024, tình hình dịch bệnh tại TP HCM tạm ổn định. Số ca mắc COVID-19 trong tuần là 25 ca, giảm 28% so với tuần trước và giảm 40% so với trung bình 4 tuần trước.

Tình hình sốt xuất huyết và tay chân miệng cũng giảm liên tục mỗi tuần kể từ đầu năm 2024. Trong tuần vừa qua, TP HCM ghi nhận 207 ca sốt xuất huyết và 139 ca tay chân miệng, giảm lần lượt là 24% và 37% so với trung bình 4 tuần trước.

Hoạt động tiêm vaccine COVID-19 và tiêm chủng mở rộng tại 22 quận, huyện, thành phố Thủ Đức sẽ tạm ngưng từ ngày 8/2/2024 (29 Tết) đến hết ngày 14/2/2024 (mùng 5 Tết), theo lịch nghỉ Tết 2024 của công chức, viên chức, người lao động.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết, hoạt động tiêm vaccine sẽ được lập tức triển khai trở lại. Lịch và địa điểm tiêm cụ thể của từng nơi được cập nhật trên trang thông tin điện tử của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố.

Các loại vaccine hiện đang có tại các cơ sơ tiêm chủng mở rộng trên địa bàn Thành phố gồm vaccine Pfizer phòng COVID-19, các loại vaccine cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng như viêm gan vi rút B, lao, bạch hầu, ho gà, bại liệt, Haemophilus influenzae tuýp B, sởi, viêm não Nhật Bản B, Rubella và vaccine uốn ván dành cho phụ nữ mang thai.

Theo Sở Y tế TP HCM, sự xuất hiện biến thể phụ của Omicron JN.1. tại TP HCM từ tháng 12 năm 2023 với những đặc điểm kháng nguyên mới cho phép virus dễ dàng thoát khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch, nên virus dễ lây truyền hơn và đã nhanh chóng chiếm ưu thế trong các biến thể SARS-CoV-2 gây bệnh hiện nay.

Điều may mắn là cho đến hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn các biến thể phụ khác của Omicron. Tất cả các biến chủng SARS-CoV-2 hiện nay đều gây ra các triệu chứng bệnh COVID-19 tương tự nhau và mức độ nặng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng của hệ miễn dịch và trạng thái sức khỏe của từng người (có các bệnh nền hay không).

Trước những biến đổi không ngừng của SARS-CoV2, việc bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ là giải pháp quan trọng chủ yếu để có thể “sống chung” với COVID-19.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.