TP HCM kiến nghị tự ra đề thi tốt nghiệp THPT riêng

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở GD&ĐT TP HCM kiến nghị Bộ GD&ĐT giao UBND TP chịu trách nhiệm thực hiện tất cả các khâu tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT, tự ra đề thi.

Chiều 21/4, Sở GD&ĐT TP HCM đã có dự thảo Báo cáo công tác phát triển giáo dục đào tạo TP HCM giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn 2030 trình Thường trực UBND TP, với nhiều nội dung đáng chú ý.

Về đội ngũ triển khai thực hiện chương trình GDPT 2018, Sở GD&ĐT TP HCM kiến nghị, đối với các trường hợp có bằng cử nhân (cao đẳng/đại học) chuyên ngành phù hợp đối với các môn Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật, ngoại ngữ 2 (Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Pháp.. ) nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chưa tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông, có thể tham gia giảng dạy theo hình thức hợp đồng, thỉnh giảng tại các cơ sở.

Các trường hợp này sẽ cam kết bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong thời hạn 12 tháng tính từ thời điểm bắt đầu tham gia giảng dạy.

Đối với các giáo viên môn Tin học, môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) có bằng có bằng cử nhân (cao đẳng/đại học) chuyên ngành phù hợp (nhưng chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm) đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông trực thuộc TP Thủ Đức và các quận, huyện quản lý, có thể tham gia giảng dạy môn Tin học, môn Nghệ thuật tại các trường THPT theo hình thức hợp đồng, thỉnh giảng.

Các trường hợp này sẽ cam kết bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trong thời hạn 36 tháng tính từ thời điểm bắt đầu tham gia giảng dạy theo hình thức hợp đồng, thỉnh giảng tại các trường THPT.

Ngoài ra, cho phép TP HCM được bổ sung mỗi cơ sở giáo dục công lập phải có đủ 4 vị trí việc làm: nhân viên Văn thư, Thủ quỹ, Kế toán, Y tế (Đối với nhân viên Y tế thì cứ trên 1.000 học sinh thì thêm một nhân viên ) vì nhiều trường ở thành phố có quy mô lớn, học sinh đông.

Cho phép các cơ sở giáo dục công lập được phép liên kết, chuyển giao và sử dụng bản quyền các chương trình giáo dục quốc tế với các cơ sở giáo dục nước ngoài, học sinh tham gia và hoàn thành chương trình, đạt yêu cầu ở kỳ thi cuối cấp được cấp bằng Việt Nam và bằng quốc tế. Phân cấp cho UBND thành phố được quy định cơ chế huy động nguồn lực phát triển các loại hình liên kết giáo dục, đào tạo trong nước - quốc tế trong các cơ sở giáo dục đào tạo công lập.

Sở GD&ĐT TPHCM cũng kiến nghị Bộ GD&ĐT hướng dẫn, xem xét cho phép Trường ĐH Sài Gòn được tự chủ tuyển sinh các mã ngành đào tạo giáo viên đặc thù như Tin học, môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) để đào tạo các giáo viên phục vụ giảng dạy tại các trường học ở thành phố. Cho phép Trường ĐH Sài Gòn đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho các ngành như Tiếng Hàn, Tiếng Nhật, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Pháp đáp ứng cho chương trình ngoại ngữ 2, Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đặc biệt, kiến nghị Bộ GD&ĐT giao UBND TP HCM chịu trách nhiệm toàn diện chỉ đạo thực hiện tất cả các khâu tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương. Đề thi do các Sở GD&ĐT tự xây dựng theo quy định của quy chế thi và bảo đảm đúng cấu trúc, định dạng đề thi do Bộ GD&ĐT ban hành.

Giao UBND TP HCM thẩm định nội dung và ban hành khung nội dung tài liệu giáo dục địa phương, việc biên soạn, in ẩn và phát hành tài liệu thực hiện xã hội hóa, giao quyền chủ động cho UBND TP HCM về giao chỉ tiêu lớp thường trong trường chuyên….

Đề xuất tự xét, công nhận tốt nghiệp THPT bằng kỳ thi riêng được TP HCM lần đầu đưa ra năm 2016. Lúc đó, Bộ GD&ĐT không đồng ý đề xuất của TP HCM với lý do đề án chưa xây dựng xong.

Một năm sau, ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành uỷ TP HCM khi đó - giao ngành giáo dục thành phố nghiên cứu, triển khai ý tưởng này.

Năm ngoái, TP HCM tiếp tục đề xuất Bộ giao quyền cho các tỉnh thành tự kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp THPT. Sau đó, Bộ sẽ định kỳ tổ chức, đánh giá chất lượng giáo dục các địa phương.

Giao quyền tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT cho địa phương từng được nhiều người đề xuất, nhất là trong bối cảnh COVID-19 bùng phát, để tổ chức kỳ thi chung trên cả nước cùng một thời điểm là rất khó.

Theo nhiều chuyên gia, đề xuất này phù hợp với Luật Giáo dục hiện hành, quy định, học sinh hoàn thành chương trình THPT, đủ điều kiện thì được dự thi, đạt yêu cầu sẽ được cấp bằng tốt nghiệp. Điểm mở của quy định này là không nói rõ kỳ thi cần triển khai ở cấp quốc gia hay cấp tỉnh, nên Bộ có thể giao việc tổ chức cho các địa phương.

Theo quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện nay, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ về chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, đề thi và lịch thi hiện do Bộ GD&ĐT chủ trì, thống nhất trên cả nước.

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...