TP HCM đã di dời 657 nhà ven kênh rạch

Ông Lý Thanh Long - Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP HCM.
Ông Lý Thanh Long - Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP HCM.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 16/11, Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP.HCM Lý Thanh Long thông tin về tiến độ thực hiện di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch tại TP HCM.
Toàn cảnh buổi họp báo chiều 16/11

Toàn cảnh buổi họp báo chiều 16/11

Về mục tiêu đến năm 2025, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch, Chánh văn phòng Sở Xây dựng TP.HCM Lý Thanh Long cho biết, đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, tính đến hết quý 2/2023, Thành phố đã bồi thường, di dời được 657/6.500 căn, gồm: 1 dự án đã hoàn thành; 7 dự án dự kiến hoàn thành công tác di dời trước ngày 30/4/2025. Đây là các công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong đó, trọng tâm là dự án rạch Xuyên Tâm (quy mô di dời 2.134 căn) đã được UBND Thành phố phê duyệt dự án đầu tư; dự án Bờ Bắc kênh Đôi (1.017 căn) hiện đã được Sở Xây dựng trình UBND Thành phố phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự kiến trình HĐND Thành phố thông qua chủ trương đầu tư công vào kỳ họp cuối năm nay. Dự kiến đến hết năm 2025 sẽ bồi thường, di dời được 4.250/6.500 căn, đạt tỷ lệ 65% chỉ tiêu đề ra.

Đối với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, thời gian qua, Sở Xây dựng đã thành lập các Tổ công tác liên ngành (hoặc tham mưu UBNDTP thành lập Tổ Công tác) để xử lý toàn diện các công việc liên quan đến các thủ tục thực hiện 03 tuyến rạch trên địa bàn Quận 7 và Dự án Bờ nam Kênh Đôi Quận 8. Trong thời gian tới, các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách sẽ sớm được triển khai thực hiện.

Mặc dù các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch để thực hiện chỉnh trang đô thị, kết hợp giải quyết tiêu thoát nước để chống ngập được Sở Xây dựng đề xuất thuộc danh mục các dự án trọng điểm, cấp thiết phải đầu tư, nhưng so với các dự án hạ tầng, công ích khác lại không được chọn là dự án cấp bách, ưu tiên hàng đầu. Thành phố đang hạn chế ưu tiên vốn cho các dự án không có mặt bằng sạch hoặc các dự án có nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường (mà các dự án di dời nhà ven kênh có cấu phần vốn bồi thường là chủ yếu), nên đa số các dự án chưa được bố trí vốn hoặc giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư.

Về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đại diện Sở Xây dựng cho biết, đa số các dự án di dời nhà trên và ven kênh rạch đều có pháp lý nhà, đất phức tạp như: nhà không có pháp lý về quyền sử dụng đất, nhà lấn chiếm, 1 phần trên đất, 1 phần trên kênh rạch… dẫn đến việc hiệp thương, bồi thường chậm, làm dự án kéo dài, còn nhiều trường hợp tiếp tục khiếu nại, chưa đồng ý nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án theo kế hoạch.

Hiện khó khăn, vướng mắc của kế hoạch nằm ở vấn đề nguồn vốn ngân sách và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Sở Xây dựng kiến nghị UBND Thành phố quan tâm, ưu tiên cân đối, bố trí nguồn vốn cho các dự án sử dụng vốn ngân sách, để không chỉ thực hiện được mục tiêu của Kế hoạch chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2021 - 2025, mà còn thực hiện mục tiêu của Kế hoạch chống ngập và xử lý nước thải của thành phố giai đoạn 2020 - 2030.

Sở Xây dựng đề nghị UBND Thành phố giao Sở TNMT - Thường trực Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hướng dẫn UBND quận/huyện, cụ thể là quận 6 xử lý, giải quyết dứt điểm 88 căn chưa di dời do khiếu nại về chính sách, đơn giá bồi thường của dự án kênh Hàng Bàng giai đoạn 2.

Ngoài ra, Sở Xây dựng đã xây dựng Đề án, trình UBNDTP giải pháp thí điểm cho tất cả các đối tượng là hộ gia đình đang có nhà trên và ven kênh rạch được thuê nhà ở xã hội (hoặc thuê mua tùy khả năng) để người dân ổn định cuộc sống. Sau khi Đề án được UBNDTP thông qua, sẽ tạo điều kiện để UBND quận/huyện triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường của dự án.

Tin cùng chuyên mục

Người dân xã Quảng Lợi thường khai thác các loài thủy, hải sản trên những cánh RNM. (Ảnh trong bài: Thùy Nhung)

Thừa Thiên Huế: Tạo sinh kế cho người dân tại những dải rừng ngập mặn

(PLVN) - Từ các chương trình, dự án, tổ chức hỗ trợ đầu tư trong nhiều năm qua, hàng chục km bờ biển trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã được phủ xanh bởi hàng ngàn ha rừng ngập mặn (RNM). Những cánh rừng bần chua, dừa nước, đước, vẹt, sú... xanh mướt chạy dài tít tắp không chỉ phục hồi môi trường biển, giúp ngăn gió bão, triều cường, chống sạt lở, giảm thiểu rủi ro thiên tai; mà còn tạo kế sinh nhai bền vững cho hàng ngàn cư dân vùng ven biển, cửa sông.

Đọc thêm

Cam kết nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong phục vụ người dân và doanh nghiệp ở Đồng Nai

Cam kết nâng cao trách nhiệm của chính quyền trong phục vụ người dân và doanh nghiệp ở Đồng Nai
(PLVN) - Sáng 29/10, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ ký cam kết thực hiện kế hoạch thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp trong lãnh đạo, điều hành thực hiện hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp...

Kiên Giang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư

Bà Quảng Xuân Lụa – Giám đốc Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Kiên Giang.
(PLVN) - Đến nay, toàn tỉnh Kiên Giang có 745 dự án, tổng vốn đầu tư là 629.034,9 tỷ đồng. Riêng 9 tháng năm 2024, Kiên Giang cũng cấp đăng ký đầu tư mới 11 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.753,7 tỷ đồng (tăng 3 dự án và tăng 5.100,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023). Thực tế cho thấy, Kiên Giang hội tụ đủ tiềm năng và lợi thế để doanh nghiệp đến đầu tư trong thời gian tới...