TP HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy lên tiếng vụ bị tố cáo tắc trách khiến bệnh nhân tử vong

Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức họp báo chiều 14/9
Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức họp báo chiều 14/9
(PLO) - Ngày 13/9, trên mạng xã hội rất nhiều người chia sẻ bài viết của một người mẹ về cái chết của con trai. Bài viết rất dài, thể hiện sự đau xót, phẫn nộ của người mẹ. Chị này cho rằng Bệnh viện Chợ Rẫy thờ ơ, tắc trách khiến con chị chết oan, khiến dư luận quan tâm chú ý.

Theo chia sẻ của người mẹ, hiện chị sống ở Mỹ cùng người chồng mới và con trai út, riêng con trai Nguyễn Duy Hưng (19 tuổi) được gửi cho chị gái chăm sóc ở Việt Nam. Theo kế hoạch 3 tháng nữa chị sẽ đón con trai sang Mỹ để gia đình đoàn tụ.

Chị chia sẻ, con trai đau bụng và được Bệnh viện Đồng Nai chẩn đoán viêm tụy cấp nên được chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Nghe tin, chị tức tốc đặt vé bay về Việt Nam. Theo thông tin trong bài viết, con trai chị bị viêm tụy cấp (nguy cơ hoại tử) nhưng “phải nằm chờ gần hai ngày với cách cấp cứu qua loa như cấp cứu một bệnh nhân bị tiêu chảy bình thường”.

“Mỗi ngày họ gọi lên ký giấy để lọc máu cho con tôi. Khi ký giấy là đồng nghĩa với bạn phải đóng số tiền 50 hoặc 70 triệu mỗi ngày. Tôi chấp nhận hết và đóng tiền ngay tức thì không chần chờ. Nhưng lạ thay, có lúc tôi thấy họ cắm máy lọc máu cho con tôi, lúc thì tôi không nhìn thấy máy. Rồi tình trạng xấu đi, sau 1 giờ đồng hồ họ gọi tôi lên và nói con tôi trở bệnh nặng, chỉ còn vài % sống. Chúng tôi sẽ tiến hành mổ cầu may nhưng nói trước là 99% chết trên bàn mổ. Mổ cũng chết không mổ cũng chết. Tôi nghẹn lòng và ký vào giấy với hy vọng là dù 1% nhưng biết đâu sẽ có phép màu nào đó. Tôi đặt bút ký mổ cho con mà lòng đau thắt lại”, người mẹ chia sẻ.

“…6:00 họ gọi tôi lên. Tôi bước vào phòng thì vị bác sĩ cho biết đêm qua đã mổ cho con tôi nhưng khi mổ ra thì bên trong đều hư hết rồi nên họ không thể làm gì hơn. Vì vậy họ nói gia đình nên đem con tôi về vì không nên để chết tại bệnh viện. Tôi lúc này không thể khóc được, chân tay run rẩy”.  Chỉ trong vòng 24h đồng hồ, bài viết có khoảng 8.000 bình luận và 16.000 lượt chia sẻ.

Chiều 14/9, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức họp báo thông tin về cái chết của bệnh nhân Nguyễn Duy Hưng (19 tuổi, ngụ Đồng Nai) do PGS TS Trần Quyết Tiến – Phó giám đốc chủ trì cùng các trưởng khoa, phòng liên quan.

BS Đoàn Tiến Mỹ - Trưởng Khoa Gan Mật Tụy cho biết nhóm bác sĩ phẫu thuật và hồi sức có giải thích bệnh nhân trong tình trạng rất nặng khó qua khỏi mặc dù đã tiến hành các bước hồi sức nội khoa tích cực và theo dõi sát. Về thông tin viện phí, Khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) giải thích thông tin nộp mỗi ngày từ 50 – 70 triệu, ngoài ra còn thêm 10 triệu tiền tiêm thuốc kháng nấm của mẹ bệnh nhân là không đúng sự thật.

Cụ thể bệnh nhân nằm điều trị tại Khoa HSCC từ 6/8- 28/8 (23 ngày là hơn 660 triệu đồng, tính trung bình một ngày nằm điều trị tại Khoa HSCC chưa đến 29 triệu đồng (bao gồm tất cả chi phí thuốc, dịch truyền, máu truyền, thở máy, dinh dưỡng, xét nghiệm  và lọc máu liên tục). Tổng số lần đóng tiền tạm ứng tại Khoa 19 lần.

Về yêu cầu tiếp nhận thuốc điều trị từ Mỹ, bệnh viện trả lời không thiếu thuốc và y cụ điều trị cho bệnh nhân này. Việc tiếp nhận thuốc từ Mỹ là không thể vì không được phép. Về thông tin đóng tiền mà không được lọc máu vì Khoa HSCC chỉ có 3 máy lọc máu là không đúng: tất cả bệnh nhân được chỉ định lọc máu đều thể hiện đầy đủ trong hồ sơ bệnh án, bảng chỉ định và theo dõi, bảng kê khai chi tiết chi phí phẫu thuật trọn gói đều đầy đủ (tất cả đã được dán vào hồ sơ).

Ngoài ra, Khoa HSCC có 8 máy lọc máu liên tục và 2 máy lọc máu ngắt quãng luôn đáp ứng được nhu cầu điều trị cho người bệnh. Và loại máy lọc máu liên tục của Khoa hiện nay cũng là loại máy đang được sử dụng tại các trung tâm lớn trên thế giới, kể cả những quốc gia đã phát triển.

Đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin, Khoa Nội Tiêu hoá đã báo cáo về trường hợp bệnh nhân Nguyễn Duy Hưng. Bệnh nhân nhập khoa lúc 6h ngày 5/8/2018 với chẩn đoán là viêm tuỵ cấp nặng. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ngay khi vào Khoa với tiên lượng bệnh rất nặng. Trong ngày, bệnh nhân được theo dõi sát và điều trị theo đúng tình trạng bệnh.

Do mẹ của cháu không có mặt nên quá trình theo dõi và điều trị Bác sĩ trực khoa đã ít nhất 2 lần giải thích tình trạng bệnh nặng cho các người nhà của cháu Hưng biết là bệnh rất nặng, diễn biến khó lường và rất nguy hiểm. Bằng những liên lạc khẩn trương, trực tiếp, đầy trách nhiệm giữa lãnh đạo Khoa Nội Tiêu hoá, Khoa HSCC, Khoa Nội tiết, Bệnh viện  đã cố gắng sắp xếp đưa cháu xuống Khoa HSCC để tiếp tục theo dõi và điều trị cho cháu. 

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.