TP HCM áp dụng bảng giá đất điều chỉnh từ ngày 1/8 liệu có hợp lý?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc TP HCM điều chỉnh bảng giá đất với mức tăng từ 5 lần đến 50 lần được dư luận đồng tình bởi giúp giá đất sát thị trường. Tuy nhiên thời điểm áp dụng từ ngày 1/8 được cho là chưa hợp lý, gây không ít khó khăn.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Bảng giá đất điều chỉnh của TP HCM dự kiến tăng từ 5 lần đến hơn 50 lần tùy theo từng khu vực. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, bảng giá đất điều chỉnh theo Luật Đất đai 2024 đã thực hiện theo nguyên tắc thị trường, sát giá thị trường. Như giá đất được điều chỉnh lên mức tối đa tại 3 trục Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ 810 triệu đồng/m2 (tăng 5 lần). Còn trường hợp bị khống chế theo khung giá đất do Chính phủ quy định như bảng giá hiện hành thì tại 3 trục trên, giá đất cao nhất là 162 triệu đồng/m2.

Tại TP Thủ Đức, bảng giá đất từ năm 2020-2024 tại nhiều tuyến đường có giá chỉ từ 5 triệu đồng/m2. Còn nay theo bảng giá đất điều chỉnh sẽ tăng từ 10 lần đến 30 lần. Tỉ lệ điều chỉnh giá đất tăng mạnh nhất là tại các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi, Cần Giờ giá đất tăng từ hơn 10 lần đến hơn 30 lần.

Đáng chú ý, một số tuyến đường tại huyện Hóc Môn giá đất tăng mạnh từ 40 - 50 lần. Điển hình như tuyến Song hành quốc lộ 22 tăng từ 780.000 đồng/m2 lên 39 triệu đồng/m2 (tăng 50 lần).

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, bảng giá đất điều chỉnh sẽ được áp dụng trong 12 trường hợp và tác động đến 12 nhóm đối tượng tương ứng. Trong đó, có 1 nhóm được lợi là người bị thu hồi đất, được bồi thường, tái định cư.

Nhiều ý kiến cho rằng, giá đất điều chỉnh sát giá thị trường, khi người dân bị thu hồi đất thì sẽ được lợi về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, hạn chế tình trạng khiếu nại về giá. Các dự án được giải phóng mặt bằng nhanh hơn đồng thời, người dân khi bỏ tiền chuyển mục đích sử dụng đất thì giá trị đất cũng tăng lên, nếu chuyển nhượng thì giá cũng cao hơn.

Còn lại, có 3 nhóm không bị ảnh hưởng và có đến 8 nhóm bị ảnh hưởng. Trong đó, 8 nhóm đối tượng bị tác động bởi việc tăng giá đất trong các trường hợp như: tính tiền sử dụng đất khi giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân; tiền thuế sử dụng đất; tính lệ phí; tính tiền xử phạt vi phạm hành chính về đất đai; tính tiền bồi thường về đất đai cho Nhà nước; tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang thuê.

Hiện nay, người dân tại các huyện có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang đất ở rất lớn như Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh. Ngoài ra, nhiều hộ gia đình cá nhân có đất bị vướng quy hoạch treo, quy hoạch đất dân cư xây dựng mới, điều kiện về hạ tầng... từ hàng 20 - 30 năm trời chưa làm sổ, chuyển mục đích được. Nay tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất tăng theo bảng giá mới sẽ gây khó khăn cho nhiều người dân các huyện.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thông qua Luật Đất đai 2024 là bước chuyển mới trong công tác quản lý, sử dụng đất đai của Đảng và Nhà Nước, được kỳ vọng sẽ là bước tiến lớn về hoàn thiện thể chế, thúc đẩy thị trường đất đai, xây dựng và bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững hơn. Trong đó, việc xây dựng bảng gíá đất tiệm cận giá thị trường là chính sách mới ảnh hưởng trực tiếp đến mọi ngóc ngách đời sống của người dân, mọi tầng lớp xã hội.

Tuy nhiên việc áp dụng một chính sách lớn như Bảng giá đất mới, ảnh hưởng sâu rộng đến người dân nhưng quá cập rập, chưa làm công tác truyền thông đến khu phố cho dân hiểu gây hoang mang không đáng có. Một bộ phận không nhỏ người dân lo lắng và quá bất ngờ khi nghe Tp HCM quyết định áp dụng Bảng giá đất mới ngay từ 1/8/2024. Luật Đất đai 2024 cho phép được tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025 là Quốc Hội cũng đã tính toán cho người dân có một khoảng thời gian đủ để thích nghi. Nên chăng, các ban ngành TP HCM lắng nghe và thực hiện Bảng giá đất mới có lộ trình, người dân cũng sẵn sàng để đồng hành thực hiện cùng Thành phố.

Nhiều ý kiến cho rằng, TP HCM nên áp dụng bảng giá đất điều chỉnh từ 31/12/2025 thì sẽ hợp lý hơn, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Ý KIẾN CỦA BẠN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các khách hàng tham gia cuộc đấu giá lại 36 thửa đất ngày 8/3 tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Ngăn chặn bỏ cọc trong đấu giá đất: Cần luật hóa khái niệm 'thao túng thị trường bất động sản'

(PLVN) - Thời gian qua, tình trạng bỏ cọc sau đấu giá đất đã trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra những hệ lụy tiêu cực như làm nhiễu loạn thị trường bất động sản, ảnh hưởng đến tính minh bạch của hoạt động đấu giá, làm mất ổn định chính sách quản lý đất đai và thất thoát nguồn lực của Nhà nước. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) đã có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, các cơ quan chức năng cần ứng phó ra sao với tình trạng này.
Ảnh minh hoạ.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng hứa sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”

(PLVN) -  Câu chuyện lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng mới đây đã dũng cảm chỉ ra thực tế tồn tại ở địa phương mình có 203 dự án đã được giao đất với 18.000ha nhưng đang chậm tiến độ; phải được tháo gỡ vướng mắc, “đánh thức” đưa vào sử dụng hiệu quả; khiến dư luận tin tưởng địa phương này sẽ vượt qua những sai lầm như dự án Đại Ninh, bước vào giai đoạn phát triển mới. Khi nhắc tới “siêu dự án” Đại Ninh đã khiến nhiều cán bộ tỉnh vướng lao lý, lãnh đạo Lâm Đồng nói rõ, tỉnh sẽ “bứt phá để chuộc lỗi trước Đảng, Nhân dân”.
Một dự án sai phạm về đất đai tại bán đảo Sơn Trà.

Thực hiện Nghị quyết 170/2024/QH15 gỡ vướng tại một số dự án vi phạm: Đà Nẵng cam kết “không có khuất tất, tiêu cực”

(PLVN) - Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 170/2024/QH15 về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án (KLTT,KT,BA) tại một số tỉnh, thành, trong đó có Đà Nẵng. Mới đây TP Đà Nẵng đã có buổi làm việc với đại diện các DN, nhà đầu tư (NĐT) liên quan để thông tin, triển khai các hướng thực hiện…
Ảnh minh hoạ.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2025. Chính sách này được xây dựng trên tinh thần thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và tạo đà cho mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.