TP. Bạc Liêu sớm xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với phát triển du lịch cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ chính trị, có vai trò quan trọng trong xu thế hội nhập... Tuy nhiên, hiện nay tiến độ, phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM chưa xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố Bạc Liêu.

Đề ra nhiều giải pháp để phát triển du lịch

Trong năm 2023, TP. Bạc Liêu đón tiếp khoảng 3,5 triệu lượt khách, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 48,3% so với năm 2022.

Trong năm 2023, TP. Bạc Liêu đón tiếp khoảng 3,5 triệu lượt khách, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 48,3% so với năm 2022.

Thời gian qua, UBND TP Bạc Liêu đề ra các giải pháp nâng cấp, đầu tư phát triển du lịch nông gắn với xây dựng các tiêu chí NTM như: Thiết kế, cải tạo cảnh quan kiến trúc và môi trường trong không gian điểm du lịch, đồng thời vừa bảo tồn bản sắc truyền thống vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh, thuận tiện, sinh thái; cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ; bố trí, xây dựng điểm, trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp, đồ lưu niệm… đạt chất lượng phục vụ du khách.

Bà Đỗ Ái Lam - Phó Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu chia sẻ: “Mặc dù tốc độ tăng trưởng khá nhưng phát triển du lịch của TP. Bạc Liêu vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như: Chưa khai thác hết các tiềm năng, lợi thế sẵn có; các loại hình dịch vụ, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, sức cạnh tranh thấp và thiếu những sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng. Đặc biệt, hoạt động du lịch còn rời rạc, chưa tạo được tua, tuyến trong tỉnh và gắn kết thường xuyên với các trung tâm du lịch lớn của khu vực ĐBSCL và cả nước.

Hiện trên địa bàn TP. Bạc Liêu có nhiều loại hình du lịch đang phát triển như: Du lịch biển, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái… trong đó, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng là 02 loại hình du lịch nông thôn gắn với nông thôn mới.

Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang tính đặc trưng

TP Bạc Liêu tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành giai đoạn II của Đề án bảo tồn nhãn cổ gắn với phát triển du lịch.

TP Bạc Liêu tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành giai đoạn II của Đề án bảo tồn nhãn cổ gắn với phát triển du lịch.

Theo kế hoạch, TP Bạc Liêu đã triển khai thực hiện hoàn thành giai đoạn I của Đề án bảo tồn nhãn cổ gắn với phát triển du lịch với tổng số 1.110 gốc nhãn thuộc sở hữu của 48 hộ dân trên địa bàn xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông (thành phố Bạc Liêu), với diện tích trên 50 ha. Điểm nổi bật ở nơi đây là những vườn nhãn với nhiều gốc nhãn cổ thụ, có cây lên đến hàng trăm năm tuổi,... Đồng thời, thành phố đang tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 02 của Đề án bảo tồn nhãn cổ để đẩy mạnh công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng với trọng tâm là vừa tham quan trải nghiệm vườn nhãn cổ, vừa thưởng thức nhãn, thưởng thức các loại hình văn hóa, ẩm thực của các dân tộc sinh sống trên địa bàn.

Cùng với đó, bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử, nâng cấp các CLB đờn ca tài tử; bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer như múa Rom Vong, múa khỉ - ngựa, nhạc ngũ âm… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông thôn, khai thác thế mạnh truyền thông lên các nền tảng xã hội như: Zalo, Facebook,… đặc biệt, thực hiện đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí…

Bà Đỗ Ái Lam – Phó Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu.

Bà Đỗ Ái Lam – Phó Chủ tịch UBND TP Bạc Liêu.

Bà Đỗ Ái Lam cho biết: “Thời gian tới, TP Bạc Liêu chủ động phối hợp các ngành có liên quan mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về du lịch nông thôn cho các hộ kinh doanh, hộ làm du lịch nông thôn để có thêm kiến thức phục vụ tốt hơn cho khách du lịch đến TP Bạc Liêu; tăng cường truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch nông thôn, phối hợp liên ngành, hợp tác các huyện bạn lân cận về phát triển du lịch nông thôn; xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đột phá từ du lịch nông nghiệp

Do vậy, để TP Bạc Liêu phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới thời gian tới, ngành quản lý và các địa phương phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả cộng đồng cho phát triển du lịch. Đặc biệt là đối với nông dân, phải giúp họ thay đổi nhận thức, tư duy, chuyển từ tập quán sản xuất truyền thống sang làm kinh tế nông nghiệp.

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử, phát huy giá trị nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer như múa Rom Vong, múa khỉ - ngựa, nhạc ngũ âm…

Bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử, phát huy giá trị nghệ thuật của đồng bào dân tộc Khmer như múa Rom Vong, múa khỉ - ngựa, nhạc ngũ âm…

“Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV gắn với chương trình, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hằng năm của từng cơ quan, đơn vị,…đẩy mạnh phát triển du lịch. Đồng thời, gắn việc thực hiện Đề án chiến lược phát triển du lịch thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các chiến lược và kế hoạch khác, nhất là chính sách tín dụng đầu tư cho những mô hình, dự án làm du lịch nông nghiệp." - phương hướng phát triển du lịch của địa phương nêu rõ.

Các sản phẩm dịch vụ du lịch (đạt chuẩn OCOP) có chất lượng cao đưa sản phẩm doanh nghiệp trở thành sản phẩm có thương hiệu ở thị trường trong, ngoài nước.

Các sản phẩm dịch vụ du lịch (đạt chuẩn OCOP) có chất lượng cao đưa sản phẩm doanh nghiệp trở thành sản phẩm có thương hiệu ở thị trường trong, ngoài nước.

"Bạc Liêu cũng cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, các Công ty lữ hành, các tổ chức hoạt động du lịch xây dựng các tua, tuyến mang tính liên vùng và xây dựng các trạm nghỉ dưỡng, các điểm vui chơi giải trí gắn với áp dụng chuẩn hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật dịch vụ du lịch và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

Bên cạnh đó, quản lý hiệu quả hoạt động dịch vụ và kinh doanh du lịch nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ du lịch (đạt chuẩn OCOP) có chất lượng cao đưa sản phẩm doanh nghiệp trở thành sản phẩm có thương hiệu ở thị trường trong, ngoài nước” - Phó Chủ tịch TP Bạc Liêu cho biết thêm.

Trong năm 2023, TP. Bạc Liêu đón tiếp khoảng 3,5 triệu lượt khách, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 48,3% so với năm 2022. Trong đó, khoảng 1,3 triệu lượt khách sử dụng dịch vụ lưu trú, tăng 44,4% so với năm 2022. Số lượt du khách đến tham quan đông đã thúc đẩy ngành thương mại - dịch vụ phát triển, với tổng doanh thu du lịch - dịch vụ là 3.600 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra, tăng 56,5% so với năm 2022. Trong đó, doanh thu khối nhà hàng - khách sạn đạt khoảng 1.600 tỷ đồng, tăng 68,4% so với năm 2022.

Đọc thêm

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Cần có tour du lịch thân thiện dành cho người khuyết tật

 Những người khuyết tật mong có nhiều điểm du lịch tiếp cận thân thiện để họ dễ dàng đi du lịch, trải nghiệm. (Ảnh: Hải Vân)
(PLVN) - Việt Nam đang tích cực phấn đấu trở thành một trong những điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, ngành du lịch Việt khó thể bỏ sót một số lượng lớn du khách tiềm năng là người khuyết tật (NKT) và cả người cao tuổi cần hỗ trợ.

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia

Đà Lạt mộng mơ qua ống kính nhiếp ảnh gia
(PLVN) - 50 tác phẩm ảnh đặc sắc từ các góc máy được đầu tư bài bản, tư duy sáng tạo của các nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ yêu mến Đà Lạt vô bờ bến tại triển lãm ảnh nghệ thuật “Những sắc màu thành phố ngàn hoa” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thiên nhiên, di sản, con người Đà Lạt trong cuộc sống đời thường, mang đến cho người xem những cung bậc cảm xúc thú vị.

Nông thôn - “mỏ vàng” du lịch Việt

Du khách hồ hởi khi được trải nghiệm làm nông dân trong tour du lịch nông nghiệp. (Ảnh: B.C)
(PLVN) - Với hơn 60% người dân sống ở nông thôn, việc phát triển du lịch nông thôn không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống của bà con nông dân mà còn là phương thức gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên, truyền thống văn hóa, bản sắc dân tộc của các vùng nông thôn Việt Nam.

Thành phố Huế thúc đẩy du lịch văn hóa với mạng lưới trạm tương tác thông minh

Du khách trải nghiệm trạm tương tác thông minh khi vào tham quan Điện Kiến Trung (Đại nội Huế).
(PLVN) - Huế đang ứng dụng công nghệ mới nhất vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản trong phát triển du lịch, nổi bật là xây dựng thí điểm mạng lưới các trạm tương tác thông minh -TapQuest kết nối với nhau để tạo thành một bản đồ văn hóa và di sản, mang lại trải nghiệm độc đáo cho du khách.

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'

Hoa, cây cảnh Đà Lạt 'khoe sắc'
(PLVN) - Sáng nay, 5/12, UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) khai mạc “Trưng bày triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế” và “Không gian hoa đường phố”.

Gìn giữ truyền thống, đưa ẩm thực Hà Nội vươn xa

Du khách nước ngoài thưởng thức ẩm thực Việt. (Ảnh: Vũ Cường)
(PLVN) - Ẩm thực Hà Nội từ xưa đến nay vốn nổi tiếng với sự phong phú, tinh tế, mang đậm hương sắc truyền thống của người Tràng An. Mặc dù có tiềm năng lớn về văn hóa ẩm thực, nhưng Hà Nội cần đầu tư quy mô, bài bản hơn nữa để phát huy thế mạnh này.

Du lịch biển Việt Nam 'về đích' sớm trong năm 2024

Du lịch biển Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc trong năm 2024. (Ảnh minh họa: Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Cuối năm 2024, ngành du lịch biển Việt Nam nhận về nhiều tin vui. Hàng loạt các địa phương có thế mạnh về du lịch “về đích” sớm, hoàn thành mục tiêu năm 2024 với kết quả kinh doanh “bội thu”. Một số địa phương đã và đang lên kế hoạch khai thác các sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách trong và ngoài nước.

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cà Mau: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
(PLVN) - Là miền đất tận cùng ở cực Nam Tổ quốc, Cà Mau "xứ sở diệu kỳ" được mệnh danh là nơi đất biết nở, rừng biết đi và biển biết sinh sôi, Cà Mau đã và đang có rất nhiều dự án để tập trung xây dựng, phát huy và khai thác tốt lợi thế, tiềm năng du lịch của địa phương, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.

Quảng Ninh sức hút mạnh mẽ mùa du lịch tàu biển

Tàu Viking Orion cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long ngày 21/10/2024, đưa vị khách quốc tế thứ 3 triệu đến với Quảng Ninh.
(PLVN) -  Tỉnh Quảng Ninh hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long là cảng tàu khách chuyên biệt dành cho du lịch, có thể đón cùng lúc nhiều tàu biển quốc tế quy mô lớn. Nhờ vậy, Quảng Ninh đang có sức hút mạnh mẽ từ thị trường du lịch đặc biệt này.

Ẩm thực xứ Lạng níu chân du khách

Các món nướng ở phố đi bộ Kỳ Lừa hấp dẫn du khách. (Ảnh trong bài: Thùy Dương)
(PLVN) - Đến với Lạng Sơn, du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc non xanh hùng vĩ, nên thơ, với các danh lam thắng cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản, đong đầy hương vị núi rừng Đông Bắc dung dị mà tinh tế.