Top 3 Infographic của Bộ Y tế giúp bạn vượt qua “tâm dịch” COVID-19 an toàn nhất

Top 3 Infographic của Bộ Y tế giúp bạn vượt qua “tâm dịch” COVID-19 an toàn nhất
(PLVN) - Mới đây, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đã đưa ra Infographic giúp mỗi người tự bảo vệ bản thân không bị nhiễm Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác. 

Bộ Y tế cũng khuyến cáo những cách đơn giản để vượt qua căng thẳng trong dịch bệnh Covid-19 với người lớn và trẻ em. Theo đó, mỗi người nên tập lối sống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và luôn cẩn trọng để tránh bị ốm.

Infographic bảo vệ bạn không bị nhiễm Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác

- Thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước sạch, hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn để loại bỏ vi rút có thể đang bám trên tay.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch rửa tay (ảnh: internet)
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch rửa tay (ảnh: internet)  

- Tránh tiếp xúc với người đang bị sốt và ho. Nếu bạn không khỏe, hãy ở nhà để tránh lây bệnh sang người khác.

- Không chạm tay vào mắt, mũi và miệng. Tay chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm vi rút. Khi tay bị nhiễm vi rút chạm và mắt, mũi hoặc miệng, có thể khiến vi rút xâm nhập vào cơ thể và làm bạn bị ốm.

- Đảm bảo bạn và những người xung quanh giữ gìn vệ sinh hô hấp thật tốt. Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay gập lại che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi. Sau đó, bỏ khăn giấy đã qua sử dụng vào thùng rác có nắp đây ngay lập tức.

Infographic giúp trẻ giảm căng thẳng trong dịch Covid- 19

- Hãy đáp lại các phản ứng của trẻ theo cách cảm thông, hãy lắng nghe các lo lắng của trẻ và dành cho trẻ thêm tình yêu thương và sự quan tâm.

- Hãy nhớ cần lắng nghe, nói chuyện nhẹ nhàng và trấn an trẻ.

- Nếu có thể, hãy tạo điều kiện để trẻ vui chơi và nghỉ ngơi.

Hãy tạo điều kiện cho trẻ vui chơi và nghỉ ngơi (ảnh: internet)
 Hãy tạo điều kiện cho trẻ vui chơi và nghỉ ngơi (ảnh: internet) 

- Cố gắng thu xếp cho trẻ ở gần cha mẹ và gia đình, tránh việc chia các trẻ với người chăm sóc. Nếu phải chia tách (như phải nhập viện), hãy đảm bảo có sự liên hệ thường xuyên (như qua điện thoại) để trấn an trẻ.

- Lên kế hoạch và duy trì lịch hoạt động hàng ngày, hoặc tạo ra những lịch trình mới ở các môi trường mới như học tập và vui chơi giải trí an toàn.

- Nói thật với trẻ về việc đã xảy ra, dùng từ ngữ phù hợp với lứa tuổi của trẻ để giải thích cho trẻ biết việc gì đang diễn ra, kèm những thông tin rõ ràng về cách thức để giảm các nguy cơ nhiễm bệnh. Điều này bao gồm việc cho trẻ biết thông tin về những điều có thể xảy ra (như một thành viên gia đình và/ hoặc chính các em có thể sẽ cảm thấy không khỏe, và có thể sẽ phải vào bệnh viện một thời gian để bác sỹ giúp người đó được khỏe mạnh hơn).

Infographic người lớn vượt qua sự căng thẳng trong dịch Covid- 19:

- Việc cảm thấy buồn chán, căng thẳng, bối rối, sợ hãi hay tức giận khi xảy ra một cuộc khủng hoảng là chuyện bình thường. Trò chuyện với những người bạn tin cậy, bạn bè và gia đình có thể giúp bạn xử lý tình trạng này. 

- Nếu bạn phải ở nhà, hãy duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm: chế độ ăn, ngủ, tập thể dục hợp lý và duy trì các mỗi quan hệ xã hội với những người bạn yêu quý ngay tại nhà hay bằng email và điện thoại.

- Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích khác để đối phó với cảm xúc của mình. Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy trò chuyện với nhân viên y tế hay nhân viên tư vấn. Hãy lên kế hoạch sẽ đi đâu và cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ về thể chất và tinh thần khi cần.

Không sử dụng thuốc lá, rượu bia để đối phó với cảm xúc của mình (ảnh: internet)
 Không sử dụng thuốc lá, rượu bia để đối phó với cảm xúc của mình (ảnh: internet)

- Chỉ tiếp nhận thông tin giúp bạn xác định được nguy cơ của mình một cách chính xác, để có những bước đề phòng hợp lý. Chọn xem những nguồn thông tin đáng tin cậy, như trang web của WHO, Bộ Y tế hay các địa phương.

- Hạn chế sự lo lắng và bực bội bằng cách giảm bớt thời gian bạn và gia đình xem hoặc nghe các chương trình khiến bạn cảm thấy khó chịu.

- Liệt kê những cách bạn đã sử dụng trong quá khứ từng giúp bạn vượt qua khó khăm, và dùng những cách này để kiểm soát các cảm xúc tiêu cực của bạn trong thời gian đầy thử thách của dịch bệnh này.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân bị viêm phổi đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Hàng loạt ca viêm phổi nặng nhập viện cấp cứu

(PLVN) - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục. Các ca bệnh viêm phổi được ghi nhận ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người già, người có bệnh nền đến những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và trẻ em.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.