Bước vào thời đại máy bay phản lực siêu âm, liên tiếp nhiều kỷ lục được thiết lập từ những chiến đấu cơ nổi tiếng của Liên Xô (Nga) và Mỹ.
Convair F-106 Delta Dart
F-106 là máy bay tiêm kích đánh chặn do hai hãng sản xuất Convair và General Dynamics (Mỹ) phát triển cuối những năm 1950. F-106 trang bị động cơ tuốc bin phản lực Pratt & Whitney J75-17 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.455 km/h (Mach 2,3). F-106 được đánh giá là mẫu tiêm kích đánh chặn trong mọi thời tiết tốt nhất từng được chế tạo. Vũ khí của máy bay gồm một pháo “hỏa thần” 6 nòng cỡ 20mm, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-4 và tên lửa không đối không hạt nhân AIR-2A.
![]() |
Tiêm kích đánh chặn F-106. |
![]() |
F-106 bắn tên lửa hạt nhân AIR-2A. |
Mikoyan – Gurevich MiG-23
MiG-23 là tiêm kích đánh chặn cánh cụp – cánh xòe nổi tiếng của Liên Xô do phòng thiết kế Mikoyan – Gurevich nghiên cứu phát triển cuối những năm 1960. Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực Khatchaturov R-35-300 cho phét đạt tốc độ tối đa 2.445 km/h (Mach 2,32). MiG-23 là chiến đấu cơ đầu tiên của Liên Xô có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn.
![]() |
Tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23. |
Grumman F-14 Tomcat
“Mèo Tom” F-14 là chiến đấu cơ siêu âm cánh cụp – cánh xòe do tập đoàn Grumman (Mỹ) phát triển vào những năm 1970 cho nhiệm vụ đánh chặn và chiếm ưu thế trên không. F-14 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F110-GE-400 cho phép đạt tốc độ tố đa 2.485 km/h (Mach 2,34). F-14 được không quân thuộc hải quân Mỹ sử dụng rộng rãi. Máy bay có thể mang khối lượng vũ khí lớn (khoảng 6 tấn) gồm tên lửa không đối không, bom chính xác cao đảm bảo hiệu quả trong chiến tranh.
![]() |
Tiêm kích đánh chặn hạng nặng F-14. |
![]() |
"Mèo Tom" cất cánh trên tàu sân bay. |
Sukhoi Su-27 Flanker
Su-27 là chiến đấu cơ phản lực siêu âm do phòng thiết kế Sukhoi (Liên Xô) nghiên cứu chế tạo. Su-27 được phát triển cho vai trò chiến đấu chiếm ưu thế trên không, trang bị 10 giá treo vũ khí mang các tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung. Máy bay lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Saturn AL-31F, đạt tốc độ 2.500 km/h (Mach 2,35), tầm hoạt động lên tới 3.500 km. Su-27 là tiền thân để phát triển các mẫu chiến đấu cơ tiên tiến Su-30, Su-33, Su-34 và Su-35.
![]() |
Sukhoi Su-27 hoạt động trong không quân Nga. |
![]() |
Su-27 bay biểu diễn. |
General Dynamics F-111 Aardvark
F-111 là máy bay ném bom chiến thuật tầm trung do General Dynamics (Mỹ) phát triển từ những năm 1960. F-111 là sản phẩm được ứng dụng nhiều công nghệ mới như kiểu cánh có thể thay đổi hình dạng (cánh cụp cánh xòe), radar theo dõi địa hình hỗ trợ bay nhanh ở độ cao thấp. F-111 được thiết kế cho nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn tuy nhiên do gặp một số lỗi thiết kế nên F-111 chỉ được quân đội Mỹ sử dụng cho vai trò ném bom.
![]() |
Máy bay ném bom cánh cụp cánh xòe F-111. |
![]() |
Các kiểu góc gập cánh của F-111. |
F-111 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney TF30-P-100 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.655 km/h (Mach 2,5). Loại máy bay này được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến dịch Linebacker II đánh phá toàn miền bắc Việt Nam cuối năm 1972. Và cũng tại Việt Nam chúng đã gặp phải những thất bại đầu tiên.
McDonnell Douglas F-15 Eagle
F-15 là mẫu tiêm kích chiến thuật của quân đội Mỹ do MacDonnell Douglas (Mỹ nghiên cứu chế tạo. F-15 sử dụng cho nhiệm vụ chính là chiến đấu chiếm ưu thế trên không. F-15 được coi là là chiến đấu cơ thành công của không quân Mỹ với hơn 100 chiến công mà không có bất kỳ tổn hại nào. F-15 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-100 đạt tốc độ tối đa 2.660 km/h ở trần bay cao hoặc 1.450 km/h ở trần bay thấp. F-15 mang được hơn 7 tấn vũ khí (chủ yếu là tên lửa không đối không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa).
![]() |
Chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không F-15. |
![]() |
F-15 bắn tên lửa không đối không AIM-7. |
Mikoyan MiG-31 Foxhound
MiG-31 là tiêm kích đánh chặn siêu âm do Liên Xô thiết kế để thay thế cho tiêm kích MiG-25 Foxbat. MiG-31 phát triển hoàn toàn dựa trên MiG-25, thừa hưởng tính năng ưu việt từ MiG-25 đặc biệt là tốc độ bay cực lớn. MiG-25 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Soloviev D-30F6 cho phép bay vận tốc tối đa 3.000 km/h (Mach 3), thậm chí ở trần bay thấp nó vẫn có thể đạt tốc độ siêu âm 1.500 km/h.
![]() |
Tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31. |
![]() |
Các loại tên lửa đối không treo trên cánh và dưới thân. |
XB-70 Valkyrie
XB-70 là mẫu máy bay ném bom chiến lược tốc độ siêu âm được Mỹ phát triển vào cuối những năm 1950. XB-70 lắp tới sáu động cơ tuốc bin phản lực cỡ lớn cho phép đạt tốc độ tối đa 3.309 km/h (Mach 3,1). Vào thời điểm đó, XB-70 được coi là oanh tạc cơ nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên do chi phí quá cao dự án đã bị hủy bỏ và chỉ có duy nhất hai chiếc XB-70 được chế tạo.
![]() |
Máy bay ném bom chiến lược XB-70. |
Mikoyan-Gurevich MiG-25
MiG-25 là tiêm kích đánh chặn tốc độ siêu âm cực cao do phòng thiết kế Mikoyan – Gurevich (Liên Xô) phát triển trong những năm 1960. Đây được coi là tiêm kích nhanh nhất thế giới thời điểm đó, trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-15B-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 3.500 km/h (Mach 3,2).
![]() |
Tiêm kích đánh chặn MiG-25. |
![]() |
MiG-25 lắp hai động cơ Tumansky cực khỏe. |
Để có thể mô tả được tốc độ đáng sợ của MiG-25 phải kể đến sự kiện năm 1971, MiG-25 từ Ai Cấp đã bay vào lãnh thổ Israel và thực hiện vài vòng trên bầu trời Israel. Các máy bay tiêm kích F-4 của Israel hoàn toàn bất lực trước tốc độ của MiG-25. Tuy nhiên, thường thì các phi công lái MiG-25 được khuyến cáo nên chỉ bay với tốc độ Mach 2.5 nếu không có thể dẫn đến hỏng động cơ.
Lockheed SR-71 Blackbird
SR-71 là trinh sát cơ chiến lược siêu âm do Mỹ thiết kế vào đầu những năm 1960. SR-71 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực Pratt & Whitney J58-1 cho phép đạt tốc độ tối đa 3.530 km/h (Mach 3,2), trần bay 26.000 mét, tầm bay 5.400 km. SR-71 thực hiện rất tốt vai trò trinh sát chiến lược nhờ vào vận tốc bay lớn và trần bay cao.
![]() |
Trinh sát cơ chiến lược SR-71. |
![]() |
SR-71 được tiếp nhiên liệu từ máy bay tiếp dầu trên không KC-135. |
Trong trường hợp gặp phải tên lửa đối không của quân địch thì cách xử lý tốt nhất cho SR-71 là “chạy”. SR-71 phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1964 tới 1998, không có chiếc nào bị mất trong chiến đấu.