Tổng thống Zimbabwe viết gì trong thư từ chức?

Ông Robert Mugabe, người vừa từ chức tổng thống Zimbabwe sau 37 năm nắm quyền. Ảnh: Reuters.
Ông Robert Mugabe, người vừa từ chức tổng thống Zimbabwe sau 37 năm nắm quyền. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Robert Mugabe từ chức ngay sau khi quốc hội bắt đầu quy trình luận tội để chấm dứt gần 4 thập kỷ cầm quyền của ông.

"Tôi, Robert Gabriel Mugabe, chiểu theo điều 96 Hiến pháp Zimbabwe, nay chính thức xin từ chức... với hiệu lực tức thì", Chủ tịch Quốc hội Jacob Mudenda hôm nay đọc thư của ông Mugabe trước Hạ viện, theo AFP.

"Quyết định từ chức của tôi là tự nguyện. Điều này bắt nguồn từ mối quan tâm của tôi với phúc lợi của nhân dân Zimbabwe và mong muốn của tôi về việc bảo đảm một cuộc chuyển giao quyền lực suôn sẻ, hoà bình, không bạo lực, làm nền tảng cho an ninh quốc gia, hoà bình và ổn định", ông Mugabe cho biết trong thư. 

Các nghị sĩ hò reo khi Chủ tịch quốc hội Mudenda báo tin và đình chỉ quy trình luận tội.

Tổng thống 93 tuổi bám trụ trong một tuần từ lúc quân đội chiếm quyền và ông bị đảng cầm quyền Zanu-PF phế truất chức chủ tịch đảng.

Ngày 14/11, quân đội Zimbabwe tiến hành các hoạt động quân sự nhằm truy lùng "những phần tử tội phạm" xung quanh ông Mugabe, giành quyền kiểm soát các cơ quan nhà nước và các phương tiện truyền thông, đồng thời quản thúc Tổng thống và vợ tại nhà. Dù tuyên bố đây không phải là cuộc đảo chính, quân đội Zimbabwe và một số thành viên đảng cầm quyền gây sức ép đòi Tổng thống Mugabe từ chức.

Quân đội chiếm quyền sau khi ông Mugabe sa thải phó tổng thống Emmerson Mnangagwa, người được đảng cầm quyền ưa chuộng để kế nhiệm ông. Việc ông Mugabe sa thải cấp dưới được cho là nhằm mở đường cho bà Grace Mugabe, 52 tuổi, kế nhiệm chức tổng thống của chồng. Bà bị những người chỉ trích đặt biệt danh là "Gucci Grace" vì nổi tiếng thích mua sắm hàng hiệu. 

Ông Mnangagwa, người cũng từng giữ chức bộ trưởng Quốc phòng, được kỳ vọng làm tổng thống sau khi ông Mugabe từ chức. Ông Mugabe giữ chức kể từ khi Zimbabwe giành độc lập khỏi Anh năm 1980.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.