Tổng thống Putin khoe tên lửa “xé nát mọi hệ thống phòng thủ” thử nghiệm đợt cuối

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Tại cuộc gặp với các sĩ quan cao cấp và các công tố viên nhân dịp họ được bổ nhiệm vào các vị trí cao hơn và được nhận danh hiệu, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo tên lửa hạng nặng liên lục địa Sarmat của Nga đang trải qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.

Theo hãng tin Sputnik, tại cuộc gặp, Tổng thống Nga nhắc lại rằng trong những năm gần đây, Nga đã thực hiện việc phát triển quân đội tổng hợp, trang bị cho quân đội các công nghệ tiên tiến với quy mô lớn.

Theo Tổng thống Putin, ngoài hệ thống tên lửa trên, tổ hợp Kinzhal và hệ thống laser Peresvet cũng đã được đưa vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

Tổng thống Nga khẳng định, các loại vũ khí hiện đại của nước này, bao gồm tên lửa siêu âm Zircon, xét về phạm vi và tốc độ đều là “độc nhất vô nhị”, không hề có loại tương tự trên thế giới.

Những vũ khí này sẽ được trang bị cho các tàu mặt nước và tàu ngầm hạt nhân mới của Nga.

Theo Tổng thống Nga, các loại vũ khí hiện đại, có độ chính xác cao và mạnh mẽ như vậy sẽ quyết định diện mạo tương lai của Lực lượng Vũ trang Nga.

Ông Putin cũng nhấn mạnh rằng, yêu cầu về đào tạo nhân sự, chất lượng và cường độ huấn luyện chiến đấu cũng phải đáp ứng đòi hỏi cao hơn để có thể kiểm soát các thiết bị mới.

Giới chức Nga trước đó khẳng định tên lửa đạn đạo liên lục địa mới Sarmat của nước này có thể “xé nát” bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat ICBM (RS-28) sẽ thay thế tên lửa chiến lược nặng nhất thế giới Voyevoda. 

Tên lửa này bắt đầu được phát triển vào năm 2011. Đến năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong thông điệp gửi tới Hội đồng Liên bang đã tuyên bố bắt đầu giai đoạn thử nghiệm tích cực của Sarmat. 

Theo các nguồn tin của Nga, tên lửa Sarmat dài 36,3m, đường kính 3m, nặng khoảng 20 tấn với tầm bắn ít nhất 11.000km, có thể đạt vận tốc 25.000 km/giờ.

Là tên lửa tân tiến nhất của Nga, Sarmat được cho là có thể vượt qua được các hệ thống phòng không tối tân hiện nay.

Tên lửa này có thể mang theo 10 đầu đạn lớn, 16 đầu đạn nhỏ. Một số nguồn tin cho rằng Nga cũng trang bị cho tên lửa Sarmat 24 đầu đạn siêu thanh Yu-74.

Giới chức Nga khẳng định tên lửa có độ chính xác gần như tuyệt đối nhờ sự hỗ trợ dẫn đường từ hệ thống vệ tinh toàn cầu GLONASS, với độ sai lệch tối đa chỉ khoảng 10m. 

Trong bài phát biểu trước Quốc hội hồi năm 2018, Tổng thống Nga Putin gọi đây là tên lửa “bất khả chiến bại”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.