Tổng thống Obama mở cửa lại Nhà Trắng

(PLO) - Nhà Trắng ngày 17/10 thông báo Tổng thống Barack Obama đã ký một dự luật chấm dứt 16 ngày Chính phủ buộc phải đóng cửa một phần và tăng trần nợ công. 
Quốc hội Mỹ đêm 16/10 đã bỏ phiếu để mở cửa lại các cơ quan liên bang, kêu gọi hàng trăm nghìn công chức quay trở lại làm việc và tăng trần nợ công 16,7 nghìn tỉ USD. Giám đốc ngân sách của Nhà Trắng Sylvia Mathews Burwell cho hay, các nhân viên Liên bang trở lại làm việc từ sáng 17/10. Kết quả bỏ phiếu tại Thượng viện, nơi phe Dân chủ chiếm đa số, là 81 phiếu thuận và 18 phiếu chống. Dự luật này sau đó được thông qua với tỉ lệ 285 phiếu thuận và 144 phiếu chống tại Hạ viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát và nhanh chóng được ông Obama ký thành luật. 
Tổng thống Mỹ Obama. Ảnh:Internet
Tổng thống Mỹ Obama. Ảnh:Internet 
Đạo luật vừa được thông qua cho phép kéo dài thời hạn vay mượn tới ngày 7/2/2014. Nó cũng bảo đảm cung cấp tài chính cho Chính phủ tới ngày 15/1. Cũng theo dự luật này, một ủy ban gồm các thành viên của cả Thượng viện và Hạ viện sẽ được thiết lập để đưa ra một thỏa thuận lâu dài về ngân sách. Ủy ban này sẽ phải hoàn thành công việc của họ trước ngày 13/12 tới. Đạo luật này cũng đưa ra các biện pháp để ngăn chặn việc chi trả trợ cấp liên bang theo chương trình “Obamacare” cho những người không đủ tiêu chuẩn được nhận, đồng thời hoàn trả lương cho những nhân viên đã không được thanh toán lương trong những ngày Chính phủ đóng cửa. 
Phát biểu từ Nhà Trắng, ông Obama đã hoan nghênh việc lưỡng viện thông qua dự luật. “Với việc đóng cửa đã bị đẩy về phía sau và ủy ban ngân sách đã được thành lập, chúng ta hiện có cơ hội để tập trung vào một ngân sách thực tế, trách nhiệm, công bằng và hữu ích đối với những người dân chăm chỉ trên khắp cả nước” – ông Obama nói. Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm ngay sau khi có thông tin về thỏa thuận, với chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 200 điểm trong ngày 16/10. 
Băng bó tạm thời?
Theo đạo luật vừa được thông qua, thời hạn vay mượn được kéo dài tới ngày 7/2 và các khoản chi tiêu được đảm bảo qua ngày 15/1. Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ sẽ có vài tháng “dễ thở”. Nhưng đạo luật này không hề đề cập đến những vấn đề gây tranh cãi và phức tạp, từ các thay đổi đối với đối tượng được hưởng các chương trình y tế tới cải cách thuế, vốn là những vấn đề tiếp tục gây chia rẽ giữa phe Dân chủ và Cộng hòa. “Tôi nghĩ rằng đến tháng 1 tới, chúng ta sẽ lại quay trở lại vị trí này để tranh cãi về cùng các vấn đề này. Tôi lo ngại rằng đây là một điểm nổi bật cố hữu trong tiến trình ngân sách của chúng ta” – ông John Chambers,  Giám đốc điều hành tổ chức đánh giá tín dụng Standard and Poor’s nhận định. 
Thượng nghị sỹ Dân chủ Patty Murray – người đứng đầu ủy ban ngân sách của Thượng viện và người đồng nhiệm của Hạ viện Paul Ryan sẽ gặp nhau trong ngày 17/10 để xem xét về những chia rẽ trong vấn đề ngân sách. Họ sẽ lèo lái các cuộc đàm phán về ngân sách nhằm đạt được một kế hoạch chi tiêu lớn hơn cho phần còn lại của năm tài khóa 2014, kết thúc vào ngày 30/9. Tổng thống Obama tối 16/10 cũng đã yêu cầu giới chính trị gia ở Washington phải “bỏ thói quen bị chi phối bởi khủng hoảng”. 
Việc Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần trong 16 ngày qua đã khiến nước này phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ. Standard & Poor’s ngày 16/10 cho hay, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa một phần lần đầu tiên trong 17 năm qua đã làm kinh tế nước này hụt đi 24 tỉ USD và sẽ khiến tỷ lệ tăng trưởng giảm sút nghiêm trọng trong quý IV.
Ông Chambers cho rằng khả năng vỡ nợ hiện đã được loại bỏ nhưng không hoàn toàn. Các nhà đầu tư tại Phố Wall đã hoảng loạn và lãi suất cũng đã tăng cao. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của giới chính trị gia. Một điều có thể nhận thấy rõ ràng qua các cuộc thăm dò dư luận là người Mỹ không tin tưởng vào Quốc hội, trong đó phe Cộng hòa bị chỉ trích nhiều hơn. 

Đọc thêm

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.

Người hiến tạng 'sống lại' trên bàn mổ

Thomas 'TJ' Hoover II được chụp trong bệnh viện.
(PLVN) - Một người đàn ông ở Kentucky, Mỹ được cho là đã tỉnh lại trong phòng mổ ngay trước khi các bác sĩ chuẩn bị lấy nội tạng của anh ta để hiến tặng. Sự việc gây sốc này đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.