Tổng thống Mỹ cũng đã đến Singapore

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Singapore.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Singapore.
(PLO) - Tổng thống Mỹ Donald Trump chiều tối 10/6 cũng đã tới Singapore để chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Theo Reuters, ông Trump đã tới căn cứ không quân Paya Lebar ở Singapore bằng chuyên cơ Không lực 1 ngay sau khi dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan là người đón ông Trump sau chuyến bay dài 20 tiếng từ Canada.

Khi được hỏi về cảm giác đối với cuộc gặp sắp tới, ông Trump nói: “Rất tốt” rồi lên chiếc limousine đang chờ sẵn để về khách sạn.

Trước đó ít giờ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng đã tới Triều Tiên để chuẩn bị cho cuộc gặp. Chuyến bay tới Singapore lần này là chuyến công du nước ngoài dài nhất của ông Kim kể từ khi lên nắm quyền.

Sau khi tới Singapore, chiếu tối 10/6, ông Kim Jong Un đã có cuộc gặp với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Singapore, trong cuộc gặp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo này, ông Kim và ông Lý đã bàn về quan hệ Singapore-Triều Tiên, về các diễn biến gần đây ở Triều Tiên và trong khu vực, trong đó có các diễn biến tích cực trên bán đảo Triều Tiên.

“Thủ tướng Lý đã khen ngợi quyết định táo bạo và đáng ngưỡng mộ của Chủ tịch Triều Tiên Kim và Tổng thống Mỹ khi tới dự cuộc họp”, tuyên bố cho hay.

Về phần mình, ông Kim cảm ơn ông Lý về việc đứng ra tổ chức cuộc gặp. Ông Lý cũng chúc ông Kim có một cuộc gặp thành công và bày tỏ hy vọng rằng cuộc gặp sẽ thúc đẩy triển vọng hòa bình và ổn định trên bán đảo  Triều Tiên cũng như khu vực.

Ông Trump và ông Trump dự kiến sẽ gặp nhau tại đảo nghỉ dưỡng Sentosa vào ngày 12/6 tới.

Tâm điểm của cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử giữa một tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo Triều Tiên là tương lai kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Một cuộc gặp như vậy vài tháng trước được cho là điều không tưởng khi ông Trump và ông Kim liên tục có những phá biểu mang tính nhạo báng lẫn nhau, dấy lên lo ngại chiến tranh trong khu vực.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...