Tổng thống Moldova lần đầu lên tiếng sau hợp đồng khí đốt mới

Đường ống của mạng lưới phân phối khí đốt tự nhiên quốc gia bên ngoài Ungheni, Moldova. Ảnh: AP (chụp ngày 4/3/2015)
Đường ống của mạng lưới phân phối khí đốt tự nhiên quốc gia bên ngoài Ungheni, Moldova. Ảnh: AP (chụp ngày 4/3/2015)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cuộc khủng hoảng khí đốt ở Moldova đã làm lộ ra những vấn đề trong quan hệ giữa Moscow và Chisinau, Tổng thống Cộng hòa Moldova Maya Sandu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Moldova-1 khi  bình luận về những khó khăn mà phái đoàn Moldova phải đối mặt trong các cuộc đàm phán về giá khí đốt.

"Hợp đồng khí đốt liên quan đến mối quan hệ của chúng tôi với Liên bang Nga. Rõ ràng, có một số vấn đề hệ trọng [trong quan hệ]. Chúng tôi luôn chân thành và nói rằng chúng tôi quan tâm đến hợp tác thực tế và mang tính xây dựng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau", Tổng thống Moldova nói.

Bà Sandu cho biết, các cuộc đàm phán về khí đốt là "rất khó khăn." Bà giải thích rằng hợp đồng với Gazprom hết hạn vào thời điểm giá khí đốt ở châu Âu tăng trưởng mạnh. Các điều khoản mới được đề xuất bởi gã khổng lồ khí đốt của Nga không phù hợp với Moldova. Đồng thời, bà lưu ý rằng Moscow đã nhượng bộ Chisinau và nước cộng hòa này sẽ không mua khí đốt theo giá thị trường.

Tổng thống Cộng hòa Moldova Maya Sandu.

Tổng thống Cộng hòa Moldova Maya Sandu.

Tổng thống Moldova đề cập đến một số vấn đề khác trong quan hệ mà bà thấy "hệ trọng". Đó là những hạn chế đối với việc xuất khẩu nông sản Moldova sang Nga, vấn đề Transnistrian và các thỏa thuận về đảm bảo xã hội cho công dân Moldova làm việc tại Nga.

Bà Sandu nói rằng Ngoại trưởng Moldova Nikolai Popescu dự kiến ​​gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào ngày 17/11. Ngoài ra, các công việc chuẩn bị đang được tiến hành cho cuộc họp của Ủy ban liên chính phủ Nga-Moldova về hợp tác kinh tế. "Hiện tại, không có hội nghị thượng đỉnh nào được lên kế hoạch", bà Sandu nói.

EU trợ cấp 60 triệu euro cho Moldova giải quyết khủng hoảng khí đốt

Vào tháng 9, Moldova đã không hoàn tất được các cuộc đàm phán về một hợp đồng mới cung cấp khí đốt với Nga. Tại các cuộc đàm phán đó, Chisinau đã tìm cách giảm giá khí đốt. Trong khoảng thời gian này, Gazprom không thể lấp đầy hoàn toàn đường ống đi qua lãnh thổ Ukraine và khí đốt được cung cấp cho Moldova với mức sản lượng của năm ngoái, chiếm 67% lượng tiêu thụ hiện nay. Trước tình hình đó, quốc hội Moldova đã ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 22/10 đến 20/11.

Moldova đang nhận được khoản trợ cấp 60 triệu euro từ Liên minh châu Âu để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng, Tổng thống Moldova Maia Sandu cho biết vào ngày 27/10, theo một tuyên bố trên trang web của Tổng thống.

Sau khi Gazprom cắt giao hàng vào ngày 1/10 do hết hợp đồng, quốc gia này đã phải trả khoảng 1 triệu euro mỗi ngày để mua khoảng 1 triệu mét khối khí đốt từ các nguồn khác và giữ cho áp suất trong các đường ống của họ không giảm xuống dưới ngưỡng tối thiểu. PGNiG và DXT Commodities (Ba Lan) đã thắng trong cuộc đấu giá do Moldova’s Energocom tổ chức vào ngày 27/10 với hợp đồng cung cấp 1,5 triệu m3 khí cho Moldova.

Moldova hiện đang sử dụng từ 7 triệu đến 8 triệu m3 khí đốt mỗi ngày, dự kiến ​​sẽ tăng lên từ 12 triệu đến 15 triệu m3 khi mùa đông đến gần.

Moldova phải ban hành tình trạng khẩn cấp 1 tháng vì thiếu khí đốt. Ảnh: Getty Images

Moldova phải ban hành tình trạng khẩn cấp 1 tháng vì thiếu khí đốt. Ảnh: Getty Images

Một quan chức của Ủy ban châu Âu được Politico trích dẫn xác nhận 60 triệu euro sẽ là một khoản trợ cấp chứ không phải là một khoản vay và rằng khoản tài trợ tiếp theo có thể tiếp tục được "rót" cho Moldova.

Trước tình hình của Moldova, Financial Times đưa tin, Gazprom đã yêu cầu Moldova điều chỉnh quan hệ kinh tế với EU để đổi lấy giá khí đốt có lợi. Tuy nhiên Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 27/10 bác bỏ thông tin này.

"Không có khía cạnh chính trị nào tồn tại và cũng không thể có bất kỳ. Đây hoàn toàn là các cuộc đàm phán thương mại. Cần có [khí], đề xuất kinh doanh đang được thương lượng, đề xuất chiết khấu cũng vậy, và còn có vấn đề nợ nần. Tất cả những điều này về bản chất là thương mại, không có chính trị hóa ở đây và không thể có ", ông Peskov nhấn mạnh được TASS trích dẫn.

Phản ứng của quan chức Nga được đưa ra sau khi tờ Financial Times viết rằng Gazprom đề xuất với Moldova sửa đổi thỏa thuận về thương mại miễn thuế với EU và hoãn việc thông qua gói năng lượng thứ ba đã được thỏa thuận với Brussels thông qua Thỏa thuận Hiệp hội EU-Moldova đã ký vào tháng 6/2014, cung cấp cho việc tự do hóa thị trường khí đốt ở Moldova.

Tuần trước, Gazprom đã đồng ý gia hạn hợp đồng cung cấp khí đốt trong 5 năm cho Moldova, cũng như Moldova trả hết nợ khí đốt cho Gazprom. Sau đó, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho nước cộng hòa này đã được nối lại đầy đủ.

Theo kết quả cuộc đàm phán, Phó Thủ tướng Moldova Andrei Spinu cho biết trong tháng 11, giá khí đốt mới của nước cộng hòa này sẽ là 450 USD / 1.000 m3 và sẽ thay đổi tùy theo tình hình thị trường. Tuy nhiên, khi các bên gia hạn hợp đồng cho giai đoạn đàm phán vào tháng 10, nước cộng hòa đã trả 790 USD cho mỗi 1.000 m3 khí đốt.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.