Tổng thống Biden và ông Ghani trao đổi những gì trước khi Taliban kiểm soát được Kabul?

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Một bản ghi chép mà Reuters có được vừa tiết lộ những nội dung trao đổi trong cuộc điện đàm cuối cùng giữa Tổng thống Joe Biden và người đồng cấp Ashraf Ghani trước khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul mà không phải nổ phát súng nào.

Theo bản ghi chép, trong cuộc điện đàm cuối cùng này, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về viện trợ quân sự, chiến lược chính trị và chiến thuật nhắn tin. Tuy nhiên, cả ông Biden và Ghani đều không nhận thức hay chuẩn bị gì cho nguy cơ toàn bộ Afghanistan rơi vào tay quân nổi dậy.

Hai nhà lãnh đạo nói chuyện trong khoảng 14 phút vào ngày 23/7. Ngày 15/8, ông Ghani tháo chạy khỏi dinh Tổng thống và Taliban tiến vào Kabul.

Kể từ đó, hàng chục nghìn người Afghanistan tìm cách rời bỏ đất nước và 13 binh sĩ Mỹ cùng nhiều thường dân Afghanistan đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom kép tại sân bay Kabul trong cuộc sơ tán như cuồng phong của quân đội Mỹ.

Tổng thống Ashraf Ghani (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) đã từng điện đàm trước khi Afghanistan rơi vào quyền kiểm soát của Taliban.

Tổng thống Ashraf Ghani (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) đã từng điện đàm trước khi Afghanistan rơi vào quyền kiểm soát của Taliban.

Reuters cho biết đã được xem bản ghi chép và nghe bản ghi âm cuộc điện thoại của hai Tổng thống trước khi Taliban chiếm được thủ đô Kabul.

Trong cuộc trò chuyện, Tổng thống Biden đề nghị viện trợ nếu ông Ghani có thể công khai kế hoạch kiểm soát tình hình đang gia tăng ở Afghanistan. “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ không quân chặt chẽ, nếu chúng tôi biết kế hoạch là gì”, ông Biden nói.

Vài ngày trước cuộc gọi, Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích để hỗ trợ lực lượng an ninh Afghanistan, một động thái mà Taliban cho là vi phạm thỏa thuận hòa bình Doha.

Tổng thống Mỹ ca ngợi các lực lượng vũ trang Afghanistan, được đào tạo và tài trợ bởi Chính phủ Hoa Kỳ. “Rõ ràng ông có quân đội tốt nhất”, ông ấy nói với ông Ghani. “Ông có 300.000 quân vũ trang tốt so với 70-80.000 và rõ ràng họ có khả năng chiến đấu tốt”.

Vậy nhưng vài ngày sau, quân đội Afghanistan hoạt động ở thủ phủ của các tỉnh trong nước đã không chống trả lại được Taliban.

Tổng thống Mỹ nói với ông Ghani rằng nếu các nhân vật chính trị nổi tiếng của Afghanistan tổ chức một cuộc họp báo cùng nhau, ủng hộ một chiến lược quân sự mới, “điều đó sẽ thay đổi nhận thức và điều đó sẽ thay đổi rất nhiều điều tôi nghĩ”.

Lời nói của nhà lãnh đạo Mỹ cho thấy ông không lường trước được cuộc nổi dậy lớn và sự sụp đổ xảy ra sau đó 23 ngày.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ, về mặt ngoại giao, chính trị, kinh tế, để đảm bảo rằng Chính phủ Afghanistan không chỉ tồn tại mà còn được duy trì và phát triển”, ông Biden nói.

Nhà Trắng đã từ chối bình luận về nội dung cuộc điện đàm này.

Reuters cũng đã cố gắng liên hệ với phụ tá của ông Ghani về cuộc điện đàm bằng các cuộc gọi và tin nhắn, nhưng không thành công.

Tuyên bố công khai cuối cùng từ ông Ghani, người được cho là đang ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), được đưa ra vào ngày 18/8 rằng, ông trốn khỏi Afghanistan để ngăn chặn đổ máu.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.