Tổng sản phẩm trên địa bàn Bình Định năm 2022 đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Tổng sản phẩm trên địa bàn Bình Định năm 2022 đạt mức cao nhất từ trước đến nay
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 29/12, Cục Thống kê tỉnh Bình Định thông báo số liệu thống kê kinh tế - xã hội tỉnh này năm 2022.

Báo cáo của Cục Thống kê cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định đã có sự phục hồi rõ nét và đạt được kết quả quan trọng vào năm 2022. Trong đó, nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng cao so với năm 2021, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước đạt 106.349 tỷ đồng, tăng 8,57% (mức tăng cao nhất từ trước tới nay); tổng mức thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 46.950,2 tỷ đồng, tăng 10,8% và chỉ số sản xuất công nghiệp cũng ước tăng 7,05%.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022 của Bình Định trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2022 của Bình Định trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn cũng có sự phục hồi mạnh, ước đạt gần 94.906 tỷ đồng, tăng 19,2%; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 1.550,3 triệu USD, tăng 9,3% so cùng kỳ; Tổng thu ngân sách nhà nước vượt 35,6% dự toán năm và tăng 13,7% so với cùng kỳ.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục cũng tiếp tục được quan tâm; tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt. Các chế độ về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho nhân dân được thực hiện đầy đủ theo quy định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Theo bà Nguyễn Thị Mỹ - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Định, GRDP tỉnh Bình Định có sự tăng trưởng cao so cùng kỳ là do dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, nền kinh tế có sự hồi phục đáng kể; tác động của các chính sách kinh tế - xã hội từ Trung ương đến địa phương được thực hiện hiệu quả và có những giải pháp kịp thời khắc phục những khó khăn trong sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng dịch COVID-19; sự vào cuộc nhanh chóng, quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc đưa ra phương hướng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Bà Nguyễn Thị Mỹ - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Định tại buổi họp báo

Bà Nguyễn Thị Mỹ - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Định tại buổi họp báo

Cục Thống kê cũng đã dành nhiều thời gian giải đáp một số câu hỏi của các đại biểu về vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 như: các yếu tố giúp tăng trưởng tốc độ tăng trưởng GRDP, tăng giá trị xuất khẩu; thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động từ thực tế cũng như các giải pháp căn cơ phát triển KT-XH năm 2023...

Năm 2022, tỉnh Bình Định xếp thứ 37/63 tỉnh, thành cả nước, xếp thứ 6/14 tỉnh khu vực duyên hải miền Trung và đứng thứ 3/5 địa phương khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung (sau Đà Nẵng và Quảng Nam). Trong năm 2023, địa phương này tiếp tục đặt chỉ tiêu tăng trưởng GRDP 7-7,5%, thu ngân sách 13,6 tỷ đồng (trong đó thu nội địa đạt hơn 12,5 nghìn tỷ đồng).

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.