Tổng hợp tình hình dịch Covid-19 đến sáng 26/2: Con số tử vong ở Ý đã bằng Hàn Quốc

Tổng hợp tình hình dịch Covid-19 đến sáng 26/2: Con số tử vong ở Ý đã bằng Hàn Quốc
(PLVN) - Số ca nhiễm mới và tử vong do Covid-19 ở Trung Quốc đã không còn gây "choáng váng", nhưng ở Ý và Hàn Quốc những con số này đang khiến người dân toàn thế giới lo ngại.

Theo tờ South China Morning Post dẫn nguồn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết,  đến 6 giờ sáng 26-2, có 2.712 người tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp do covid-19 gây ra, 80.424 ca nhiễm.

Như vậy, so với ngày 25-2, số ca tử vong tăng 7 người, số ca lây nhiễm mới tăng 147 người.

Các cơ quan y tế Trung Quốc cũng cho biết có 27.937 bệnh nhân đã được xuất viện sau khi điều trị và cho kết quả âm tính với COVID-19, tăng 466 người so với ngày 25-2. 

Theo thống kê cho thấy, con số người nhiễm mới và tử vong ở Trung Quốc đã không còn tăng nhiều như mấy ngày trước. Nhưng ở Hàn Quốc và Ý, thì tỷ lệ gia tăng lại rất đáng lo ngại.

Tại Hàn Quốc, chỉ trong 1 tuần, số ca nhiễm đã tăng gấp 30 lần. Hiện đang gần 1000 người. Ca tử vong là 11. Bệnh nhân tử vong số 11 là người Mông Cổ, đến Hàn Quốc để ghép gan.

Còn ở Ý, cơ quan chức năng khu vực Veneto cho biết, một cụ bà 76 tuổi cùng ngày đã tử vong ở thành phố Trevis, miền Bắc Italy, trở thành nạn nhân thứ 11 của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát tại quốc gia Nam Âu này.

Ý đang nỗ lực ngăn chặn sự lây lan từ tâm dịch ở các khu vực giàu có Lombardy và Veneto. Số ca lây nhiễm COVID-19 được ghi nhận trong ngày 25/2 là 322 so với 229 ca trong ngày 24/2. Phần lớn các ca nhiễm bệnh ở miền Bắc Italy.

Ý đang là mối lo của Châu Âu khi cả hai ca nhiễm đầu tiên ở Áo và Croatia đều từng đến Ý.

Như vậy, tính đến sáng nay,  đã có 48 ca tử vong được ghi nhận ngoài lãnh thổ Trung Quốc đại lục, gồm 16 ca ở Iran, 11 ca ở Hàn Quốc,  11 ca ở Ý, 5 ca ở Nhật (tính cả du thuyền Diamond Princess neo ở cảng Yokohama), 2 ca ở đặc khu Hong Kong,1 ca ở Đài Loan, 1 ca ở Pháp và 1 ca ở Philippines.

Về phía Thuỵ Sĩ, giới chức nước này cho hay thông tin chi tiết ca nhiễm virus đầu tiên sẽ được cung cấp sau dù không nói rõ ca nhiễm được phát hiện từ đâu, theo Reuters.

Tính đến 26-2, Mỹ hiện có tổng cộng 57 trường hợp đã được xác nhận nhiễm COVID-19, trong đó có 36 người được sơ tán từ tàu du lịch Diamond Princess. Giới chức y tế Mỹ dự báo Covid-19 có thể lan rộng tại Mỹ và đang chuẩn bị đối phó với khả năng virus này biến thành đại dịch.

Toàn cầu đang hết sức lo ngại về sự bùng phát mạnh mẽ của Covid-19. Tuy nhiên, WHO vẫn bảo lưu quan điểm đây chủa phải là đại dịch toàn cầu, mà chỉ là "nguy cơ đại dịch". Người đứng đầu WHO căn cứ vào diễn biến tình hình dịch tại Trung Quốc và "tâm lý người dân toàn thế giới" để cân nhắc tuyên bố quan trọng này.

Một tín hiệu vui là thông tin trên Hoàn cầu thời báo ngày 25-2 cho hay ĐH Thiên Tân của Trung Quốc vừa tuyên bố phát triển thành công vaccine COVID-19 dạng uống.

Được biết, vaccine này sử dụng chất saccharomyces cerevisiae dùng trong thực phẩm cùng với protein tăng đột biến của virus COVID-19 làm mục tiêu nhằm sinh kháng thể chống lại mầm bệnh.

Ông Huang Jinhai, GS dẫn đầu dự án nghiên cứu, cho biết đã uống thử bốn liều và khẳng định chưa bị bất cứ tác dụng phụ nào. “Vaccine này có tính an toàn cao, tiện lợi khi sử dụng và có thể sản xuất nhanh chóng với số lượng lớn”, GS Huang Jinhai nhận định.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu ĐH Thiên Tân sẽ tìm kiếm các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn để hợp tác và đánh giá lại các quy trình điều chế để đẩy nhanh tiến độ sản xuất và sử dụng vaccine ngăn mầm bệnh. 

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.