Tổng hợp tình hình dịch Covid-19 đến sáng 20/3: Ngày của kỷ lục, WHO cảnh báo có thể mất mạng hàng triệu người trên thế giới

Tổng hợp tình hình dịch Covid-19 đến sáng 20/3: Ngày của kỷ lục, WHO cảnh báo có thể mất mạng hàng triệu người trên thế giới
(PLVN) -Tính tới 6h sáng 20/3, thế giới đã ghi nhận 244.615 trường hợp nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh đường hô hấp cấp (COVID-19), trong đó có 10.014 ca tử vong.

Tới 6h sáng hôm nay (20/3), dịch bệnh đã xuất hiện tại 178 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 24h qua đã có thêm 1.063 người thiệt mạng (một kỷ lục tính theo ngày) và 25.793 ca bệnh mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới lên trên 244.615 người, trong đó có 10.014 ca tử vong.

Nicaragua, El Salvador và Fiji là những nước ghi nhận ca COVID-19 đầu tiên. Tới nay, cũng đã có 87.407 người được điều trị thành công và phục hồi.

Trong tuyên bố đưa ra ngày 19/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo có thể hàng triệu người trên thế giới sẽ mất mạng vì COVID-19, đặc biệt tại những nước nghèo, nếu không có một nỗ lực phối hợp toàn cầu qui mô để đối phó với đại dịch này.

Theo Tổng thư ký Guterres, đây là một cuộc khủng hoảng sức khỏe con người nghiêm trọng nhất trong vòng 75 năm qua mà thế giới phải đối mặt. Ông cũng cho rằng đây là nguy cơ một cuộc suy thoái cận kề.

Trong ngày 19/3, ghi nhận một sự gia tăng khủng khiếp tại Mỹ, khi số người nhiễm tăng đến 40%. Tiến sĩ Deborah Birx, người điều phối đội phản ứng chống Covid-19 của Nhà Trắng đã cảnh báo rằng ca nhiễm sẽ tăng lên khi nhiều xét nghiệm được tiến hành.

New York Times cảnh báo 21 triệu người Mỹ có thể phải nhập viện vì con virut này.

Tổng thống Donald Trump  đã điều siêu tàu bệnh viện quân sự 1.000 giường bệnh tới cảng New York nhằm hỗ trợ tiểu bang này đối phó với tình hình dịch bệnh Covid-19.

Tại Italy, với số ca tử vong vì Covid-19 được xác nhận là 3.405 trường hợp, nước này đã chính thức vượt Trung Quốc và trở thành nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch.

Chỉ trong ngày 19/3 đã có 427 trường hợp tử vong tại Italia. Như vậy tới nay, quốc gia này đã có tổng cộng 3.405 người chết vì Covid-19. Đây là nước có nhiều ca tử vong nhất vì virus corona, hơn cả Trung Quốc - nơi tới nay mới ghi nhận 3.245 trường hợp tử vong.

Trong  ngày 19/3 số ca nhiễm tăng ở Italia lên gần 15%, từ 35.713 lên 41.035 trường hợp, với 5.322 ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày. Tốc độ gia tăng số ca nhiễm mới trong ngày 19/3 nhanh hơn cả 3 ngày trước đó.

Trong số những người nhiễm, đã có 4.440 trường hợp hồi phục hoàn toàn, một sự gia tăng hơn 400 người so với con số 4.025 ca hồi phục của một ngày trước đó.

Tại Italia hiện cũng đang có 2.498 bệnh nhân phải chăm sóc tích cực, trong khi một ngày trước đó con số này chỉ là 2.257.

Với số ca nhiễm mới và tử vong liên tục giảm, Trung Quốc tuyên bố đi qua giai đoạn đỉnh dịch.

Sau Italy, Tây Ban Nha hiện là ổ dịch lớn thứ hai tại châu Âu. Nước này thông báo đã ghi nhận thêm 209 ca tử vong mới trong vòng 24h qua, nâng tổng số trường hợp tử vong lên 831 ca. Trong khi đó, số ca nhiễm virus SARS-COV-2 cũng tăng hơn 25% so với một ngày trước đó lên 18.077 ca.

Đức có thêm 2.993 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 15.320 người, trong đó tổng số ca tử vong là 44 người.

Trong ngày 19/3, Pháp  cũng ghi nhận thêm 108 ca tử vong do virus SARS-CoV-2 và 3.308 ca mắc mới, nâng tổng số trường hợp tử vong lên 372  người và số bệnh nhân lên 10.095 người.

Tại Anh, trong ngày 19/3 đã có  40 ca tử vong,  nâng số người tử vong do Covid-19 lên 144 người tử vong và 3.269 ca nhiễm.

Từ hôm nay, tất cả các trường học trên cả nước, từ phổ thông đến đại học của Anh, sẽ đóng cửa. Theo nhà lãnh đạo Anh, đây là biện pháp tăng cường cần thiết do số người mắc bệnh và tử vong vì Covid-19đang gia tăng nhanh.

Tại Bỉ, người phát ngôn Bộ Y tế thông báo nước này đã ghi nhận thêm 309 ca nhiễm Covid-19trong ngày 19/3, nâng tổng số ca nhiễm  tại nước này lên thành 1.795 người và số người tử vong tại Bỉ hiện đã lên tới 21 người.

Tới đêm 19/3, Thụy Sỹ ghi nhận 3.944 ca nhiễm virus Covid-19 và 41 người tử vong.

Tại Iran, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur cho biết:  Trung bình cứ mỗi 10 phút lại có 1 người tử vong do COVID-19 và cứ mỗi 1 giờ lại có 50 người nhiễm virus SARS-CoV-2. Đến nay số ca tử vong do nhiễm virus của Iran đã lên tới 1.284 người, trong khi tổng số ca nhiễm đã tăng lên 18.407 người.

Chính phủ Iran đã quyết định đóng cửa tất cả trường học và trường đại học, cũng như cấm các sự kiện thể thao, văn hóa và tôn giáo tụ tập đông người.

Cũng trong ngày 19/3, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết đến 18h30' tối 19/3 theo giờ địa phương, số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 923 ca, trong khi số ca tử vong là 32 ca, hiện có 61 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch phải thở máy và chăm sóc đặc biệt, 766 người đã được xuất viện.

Trong ngày 19/3, Hàn Quốc công bố thêm 152 ca nhiễm mới, nâng tổng số người mắc bệnh COVID-19 lên 8.565 người và số trường hợp tử vong đến nay là 91 ca.

Tình hình dịch Covid-19 cũng diễn biến rất phức tạp trong các nước ở khối ASEAN. Tại Malaysia đến ngày 19/3 có  900 ca dương tính với Covid-19, trong đó 2 ca tử vong.Hiện đất nước này đã quyết định  phong tỏa toàn quốc.

Thái Lan xác nhận thêm 60 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này lên 272.

Số trường hợp mắc Covid-19 tại Indonesia đã lên tới 309 người, trong đó tại thủ đô Jakarta có 210 người. Số ca tử vong do Covid-19 tại nước này đã tăng lên 25 người, trong đó có tới 68% số ca tử vong được ghi nhận tại thủ đô Jakarta.

Bộ Y tế Philippines cũng xác nhận thêm 15 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 217 ca. Hiện hơn 50% dân số quốc gia này đang trong giai đoạn đầu của giai đoạn hạn chế đi lại kéo dài một tháng.

Trong khi đó, Lào và Myanmar là hai nước thành viên ASEAN chưa ghi nhận ca mắc bệnh COVID-19 nào.

Tại Việt Nam, đêm muộn ngày 19/3, Bộ Y tế đã thông báo chính thức có 9 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Việt Nam lên 85 ca bệnh. 9 bệnh nhân mới nhiễm, đều là người từ nước ngoài trở về Việt Nam, đa số là du học sinh Anh.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.