Tổng hợp tình hình dịch bệnh Covid-19 đến ngày 7/4: 1.341.662 người nhiễm, 74.522 ca tử vong,

Tổng hợp tình hình dịch bệnh Covid-19 đến ngày 7/4: 1.341.662 người nhiễm, 74.522 ca tử vong,
(PLVN) - Đến 6h sáng ngày 7/4 (giờ Việt Nam), trên toàn thế giới có 1.341.662 người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 74.522 ca tử vong, và 278.168 bệnh nhân đã bình phục. Dịch bệnh đã ảnh hưởng đến 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn số liệu mới nhất của Đại học Johns Hopkins ngày 6/4 cho biết, tổng số ca tử vong do dịch bệnh viêm đường hô hấp COVID-19 ở Mỹ đã vượt ngưỡng 10.000 người.

Số ca tử vong ở Mỹ đang tiếp tục tăng cao. Chỉ trong 1 tuần qua, số ca tử vong ở nước này đã tăng bình quân từ 500 ca lên hơn 1.000 ca/ngày.

Hiện nay, Mỹ có số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 cao nhất thế giới và là một trong những quốc gia ghi nhận nhiều bệnh nhân tử vong nhất, cùng với Tây Ban Nha và Italy.

Tình trạng này dự kiến sẽ còn trở nên tồi tệ hơn. Nhà Trắng hôm 31/3 đã dự báo, số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 ở Mỹ có thể lên tới khoảng từ 100.000 đến 240.000 người.

Trong khi đó, một nhân viên điều tra Mỹ xác nhận, 1 trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi đã tử vong do virus SARS-CoV-2 tại Giáo xứ East Baton Rouge, bang Louisiana. Trước đó, một số bang của Mỹ cũng đã xác nhận các ca tử vong là trẻ sơ sinh khác do virus SARS-CoV-2, trong đó có bang Connecticut ghi nhận trường hợp tử vong của 1 trẻ 6 tuần tuổi và bang Illinois cũng có một ca tử vong là trẻ sơ sinh vào cuối tháng 3.

Bang Louisiana hiện cũng phải đối mặt với số ca nhiễm và tử vong do virus SARS-CoV-2 ngày càng tăng. Bộ Y tế tiểu bang này ngày 5/4 đã xác nhận 13.010 ca mắc COVID-19, trong đó có 477 trường hợp tử vong.

Tại bang New York, Thống đốc Andrew Cuomo đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa “ổ dịch COVID-19” ở Mỹ tới gần hết tháng 4.

Phát biểu trước báo giới trong một cuộc họp báo trực , ông Cuomo cho biết, số người tử vong ở New York trong 24h qua là 599 người, chỉ tăng 5 ca so với ngày trước đó, và đây là ngày thứ hai số ca tử vong ở tiểu bang này không tăng.

Tuy nhiên, Thống đốc Cuomo cũng cảnh báo, tiểu bang vẫn đang ở trong tình trạng khẩn cấp, và chưa thể dự báo chính xác về thời gian của đỉnh dịch, đồng thời kêu gọi người dân New York tuân thủ quy định giãn cách xã hội dù thời tiết ấm lên khiến nhiều người muốn được ra đường. Chính trị gia này nhấn mạnh: “Bây giờ không phải là lúc lơ là.”

Tại Anh, theo một tuyên bố từ chính phủ, thủ tướng Anh Boris Johnson được chuyển vào phòng chăm sóc đặc biệt từ chiều 6/4 sau khi tình trạng của ông xấu đi.

Ông nhập viện tại bệnh viện St Thomas, London hôm 5/4 sau khi các triệu chứng Covid-19 kéo dài.

Trong khi đó, theo Bộ Y tế Anh, có thêm 439 bệnh nhân tử vong tại Anh trong 24h qua, nâng tổng số ca lên 5373, và trong 208.837 người đã xét nghiệm, xác định 51.608 ca dương tính.

Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 6/4 đã xác nhận thêm 3.599 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, và đây là số ca bệnh mới thấp nhất kể từ ngày 17/3, qua đó làm dấy lên những hy vọng về việc đại dịch COVID-19 ở quốc gia Nam Âu này sẽ giảm nhẹ nhờ lệnh phong tỏa trên quy mô toàn quốc được thực thi từ ngày 9/3. Italy cũng ghi nhận thêm 636 ca tử vong do virus SARS-CoV-2 ở Italy, cao hơn so với 525 trường hợp được thống kê trong ngày 5/4, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 thiệt mạng lên 16.523 người - mức cao nhất trên thế giới. Tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 ở Italy hiện là 132.547 người, trong đó có 22.837 bệnh nhân đã hồi phục.

Số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 tại Tây Ban Nha đã tăng thêm 528 ca lên 13.169 ca, số ca nhiễm tăng từ 130.759 ca lên 135.032 trường hợp.

Dù Tây Ban Nha có số ca tử vong do COVID-19 cao thứ hai trên thế giới, chỉ sau Italy, song số ca tử vong tại nước này đang có xu hướng giảm dần kể từ khi lên mức đỉnh là 950 ca vào ngày 2/4 vừa qua.

Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang lên kế hoạch xét nghiệm trên diện rộng, bao gồm cả những người không có triệu chứng mắc COVID-19, trong bước đi đầu tiên nhằm nới lỏng dần lệnh phong tỏa. Cho đến nay, Tây Ban Nha mới chỉ xét nghiệm cho những người đã nhiễm hoặc nghi nhiễm virus SARS-CoV-2. Việc xét nghiệm trên quy mô lớn sẽ giúp xác định được những người mang mầm bệnh nhưng lại chưa có triệu chứng.

Trong 24 giờ qua, nước Nga ghi nhận thêm 954 ca mắc bệnh tại 49 tỉnh thành trên cả nước. Đây là mức tăng kỷ lục ca nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày tại nước này.

Cùng ngày, nhà chức trách Nga thông báo bắt đầu triển khai xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại nhà có thu phí theo yêu cầu thông qua một hệ thống xét nghiệm có độ nhạy và tính chính xác cao. Kết quả sẽ được gửi qua email trong vòng từ 1-2 ngày.     

Theo số liệu báo cáo mới nhất của Bộ Y tế Iran vừa công bố, ngày 6/4 là ngày thứ 6 liên tiếp Iran ghi nhận số ca nhiễm mới giảm sau ngày 31/3 - thời điểm nước này ghi nhận số ca nhiễm mới lên con số kỷ lục 3.111 ca.  Cụ thể, trong 24 giờ qua, quốc gia vùng Vịnh này ghi nhận thêm 2.274 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 136 ca tử vong. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số ca nhiễm ở Iran đã lên tới 60.500 ca và tổng số ca tử vong do COVID-19 là 3.739 ca.

Hiện Iran cũng là quốc gia Trung Đông bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19. Theo đánh giá của Bộ Y tế Iran, việc nước này liên tục ghi nhận số ca nhiễm mới giảm dần cho thấy hiệu quả của biện pháp giãn cách xã hội - hiện được nhiều nước áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Tổng thống Iran Hassan Rouhani một lần nữa kêu gọi người dân nước này ở nhà, đồng thời cảnh báo Tehran có thể quay trở lại tình hình khó khăn do dịch bệnh nếu người dân không thực hiện nghiêm ngặt các quy định và hướng dẫn y tế. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 6/4 cho biết chính phủ nước này sẽ tung ra gói cứu trợ, trị giá 108.000 tỷ yen (989 tỷ USD), trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tác động tới nền kinh tế thứ 3 thế giới. Theo Thủ tướng Abe, quy mô của gói cứu trợ tương đương với 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Gói cứu trợ này lớn hơn nhiều so với gói cứu trợ, trị giá 56.800 tỷ yen mà Tokyo đã đưa ra trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Dự kiến, chi tiết của gói cứu trợ sẽ được công bố trong ngày 7/4.

Tại Việt Nam, chiều hôm qua, Bộ Y tế công bố thêm 4 ca nhiễm mới, tuy nhiên, sáng ngày 7/4 là buổi sáng thứ 3 liên tiếp không thông báo ca nhiễm mới. Đến thời điểm hiện nay, Hiện Việt Nam vẫn đang có 245 ca mắc (153 người từ nước ngoài chiếm 62,4%; 92 người lây nhiễm thứ phát trong đó 62 người thuộc ổ dịch nội địa). 

Tính đến 06h sáng ngày 7/4 là 85.295 người, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện là 1.248 (chiếm 1%); cách ly tập trung tại cơ sở khác: 37.544 (chiếm 44%); cách ly tại nhà, nơi cư trú: 46.503 (chiếm 55%)

Dự kiến trong ngày 7/4 có 18 bệnh nhân sẽ được công nhận khỏi bệnh (tính đến chiều ngày 6/4, Việt Nam đã công bố khỏi bệnh/xuất viện cho 95 ca bệnh mắc COVID-19 điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước)

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.