Tổng hợp hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII

 

Với 37 lượt đại biểu tham gia phát biểu thảo luận, đóng góp vào các nội dung thuộc chương trình nghị sự của kỳ họp, Đoàn ĐBQH TN tại kỳ họp thứ 5 đã tham gia đầy đủ các nội dung của kỳ họp với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri, góp phần vào thành công của kỳ họp

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XII diến ra từ ngày 20-5 đến 19-6-2009 trong bối cảnh nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn các năm trước do tác động của suy giảm kinh tế. Tại kỳ họp, Đoàn ĐBQH Thái Nguyên đã tham gia đầy đủ chương trình nghị sự của Quốc hội với tinh thần trách nhiệm cao.

Các vị ĐBQH đã tích cực tham gia thảo luận tại các buổi họp tổ, thảo luận tại Hội trường, tham gia chất vấn... với nhiều ý kiến đóng góp  thẳng thắn, có tính xây dựng cao. Với tinh thần chung là tích cực đóng góp, hiến kế với Quốc hội, Chính phủ trong việc xây dựng chủ trương, giải pháp phát triển KTXH và xây dựng pháp luật ngày càng có hiệu lực, hiệu quả cao hơn. Đoàn ĐBQH tỉnh TN đã có 37 lượt đại biểu tham gia phát biểu thảo luận, đóng góp vào các nội dung thuộc chương trình nghị sự của kỳ họp; trong đó, có 28 lượt đại biểu tham gia ý kiến thảo luận tại tổ, 9 lượt đại biểu tham gia ý kiến  thảo luận tại Hội trường.  

DSC00820.JPG
Đại biểu Nguyễn Văn Vượng phát biểu tại một buổi thảo luận tổ.

Tham gia xem xét, đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội:  Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên cơ bản đồng tình với báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2008. Theo đó, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã bước đầu hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế thế giới và đạt được những kết quả tích cực; những khó khăn về sản xuất, việc làm, đời sống của nhân dân đang từng bước được tháo gỡ; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát tiếp tục được kiềm chế; sản xuất nông nghiệp phát triển thuận lợi; sản xuất công nghiệp và xây dựng bắt đầu tăng dần qua các tháng; các loại thị trường, dịch vụ đang dần hồi phục. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức do tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến phức tạp; những khó khăn, yếu kém trong nước và những tác động tiêu cực từ sự suy giảm kinh tế toàn cầu còn tác động lớn đến việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội nước ta. Bên cạnh đó, các vị ĐBQH Đoàn TN cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo chặt chẽ việc sử dụng vốn nói chung, đặc biệt là nguồn vốn từ các gói kích cầu, nên chú ý kích cầu vào những lĩnh vực nông thôn, giáo dục và hạ tầng giao thông; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông, thủy lợi, điện cho các vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng cao. Đầu tư vào nông thôn sẽ giải quyết được vấn đề lao động trong nông thôn, giảm thiểu khả năng lạm phát trở lại. Đồng tình với Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh một số chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, NSNN. Riêng đối với việc điều chỉnh tăng bội chi NSNN, Đoàn ĐBQH TN đề nghị mức bội chi NSNN năm 2009 tối đa 7% GDP. Về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009, đề nghị Chính phủ cần phải phân tích đánh giá thị trường để có dự báo chính xác khi xem xét điều chỉnh giảm chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu; sử dụng hiệu quả gói kích cầu để tránh nguy cơ lạm phát quay trở lại. Đảm bảo tiếp tục kiềm chế và ngăn ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

Về công tác xây dưng pháp luật. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành 17 buổi thảo luận tại Hội trường, 11 buổi thảo luận tổ để xem xét thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến về 6 dự án luật khác. Các vị ĐBQH Đoàn TN đã tích cực tham gia thảo luận sôi nổi về quan điểm, mục tiêu xây dựng luật và nội dung của các dự án luật với tinh thần trách nhiệm cao. Nhiều nội dung thảo luận, góp ý của ĐBQH Đoàn Thái Nguyên được sự đồng tình của nhiều ĐBQH. Cụ thể về vấn đề bảo vệ và phát huy di sản văn h

DSC_0073.JPG
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng thảo luận tại hội trường

óa phi vật thể, về di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về chính sách của nhà nước đối với người dân sống trong vùng di tích; về công tác xã hội hóa trong việc phát hiện, giữ gìn và giám định các di tích, cổ vật, bảo vật; chính sách khuyến khích các cá nhân đã phát hiện và gìn giữ các cổ vật, bảo vật quốc gia trong dự án Luật di sản văn hóa. Những đề nghị bổ sung vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đàu tư xây dựng cơ bản như: chỉ nên cấp giấy chứng nhận trong phạm vi quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên đất vì việc xác định quyền sở hữu tài sản trên đất rất phức tạp, không khả thi; quy định trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc chỉ thầu, giảm bớt một số thủ tục không cần thiết; bổ sung một số quy định theo hướng quản lý chất lượng công trình và chế độ hậu kiểm để nâng cao chất lượng các công trình xây dựng cơ bản…

Tại kỳ họp lần này, Quốc hội đã giám sát tối cao chuyên đề “việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm”. Tham gia thảo luận về báo cáo giám sát, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Phó trưởng Đoàn ĐBQH Thái Nguyên) cho rằng vấn đề ATTP không những liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân hiên nay mà còn liên quan đến các thế hệ tương lai của dân tộc. Kết quả giám sát của UBTVQH trong năm 2008 cho thấy có 11,65% mẫu rau, 15,15% mẫu quả có dư lượng thuốc BVTV vượt quá tiêu chuẩn cho phép; tình hình về dư lượng hóa chất trong thịt và sản phẩm thịt cũng như vậy (11,08%). Điều đó có thể suy ra hàng ngày có gần 10 triệu người Việt Nam phải dùng các loại thực phẩm gây độc hại đó, có thể điều đó không làm chết người ngay nhưng sẽ làm suy yếu dần sức khỏe con người. Tiếp đó, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đề nghị Chính phủ sớm xây dựng dự án Luật an toàn thực phẩm thật sự chất lượng, tính khả thi cao, đảm bảo quyền được sử dụng thực phẩm an toàn của mọi người dân. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm tác động mạnh mẽ hơn đến nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng. Cần huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia vào công tác quản lý và bảo đảm chất lượng VSATTP,  trong đó có việc thành lập và phát triển 3 loại hiệp hội: Hiệp hội của những người sản xuất thực phẩm, người kinh doanh hàng hóa và người tiêu dùng. Đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành và đặc biệt là chính quyền các địa phương cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thành lập và tổ chức hoạt động của các hiệp hội nói trên.

Tham gia quyết định những vấn đề quan trọng. Tại kỳ họp, Chính phủ đã trình Đề án Đổi mới cơ chế tài chính GD giai đoạn 2009 – 2014 để xin ý kiến Quốc hội. Quan điểm của Đoàn ĐBQH TN là đồng ý với sự cần thiết phải đổi mới cơ chế tài chính giáo dục và cơ bản đồng tình với nội dung của Đề án. Tuy nhiên, Đoàn ĐBQH TN cho rằng Đề án đưa ra trong thời điểm cả nước đang ưu tiên chống suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát trở lại, bảo đảm an sinh xã hội; hơn nữa công tác tuyên truyền không toàn diện (chỉ nhấn vào tăng học phí) nên sự đồng thuận của xã hội chưa cao, vì vậy cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến một cách toàn diện để mọi người đều hiểu rằng mục tiêu của Đề án là xây dựng cơ chế tài chính mới cho giáo dục, nhằm huy động ngày càng tăng, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của nhà nước, xã hội để nâng cao chất lượng và tăng quy mô giáo dục-đào tạo, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các ĐBQH cũng đề nghị bổ sung một số nội dung về chương trình lồng ghép đào tạo nghề cho nông dân, về các phí khác ngoài học phí…Về vấn đề tăng học phí, nên phân 2 khu vực: giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn (chất lượng cao). Giáo dục đại trà nên giữ mức thu như hiện nay. Học phí của giáo dục mũi nhọn có thể gấp 2 đến 3 lần giáo dục đại trà để đáp ứng nhu cầu lựa chọn trường, lớp chất lượng cao của một bộ phận học sinh có lực học tốt, gia đình có khả năng, điều kiện về tài chính.

Tham gia hoạt động chất vấn, Đoàn ĐBQH TN đã có 5 chất vấn đối với Bộ Công Thương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Công an. Nội dung các chất vấn tập trung về các vấn đề mà cử tri rất quan tâm như việc thực hiện chính sách pháp luật về VSATTP ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân; về chế độ ưu đãi với những người tham gia cách mạng tiền khởi nghĩa nay đã chết nhưng chưa được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi; về vấn đề quyền lợi của người tiêu dùng không được đảm bảo trong hệ thống bán hàng đa cấp, đặc biệt đối với thực phẩm và thực phẩm đa chức năng; về vấn đề bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành Điện lực quản lý, chủ trương thì đúng nhưng trong quá trình thực hiện lại gây bức xúc cho nhân dân vì ngành Điện không thanh toán lại cho dân số tiền nhân dân đóng góp để đầu tư xây dựng lưới điện ban đầu; về trách nhiệm của Bộ Công an trong tham mưu cho Chính phủ và quản lý ngành trong lĩnh vực xuất nhập cảnh và vấn đề người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Các chất vấn nói trên đã được trả lời đầy đủ bằng văn bản.

Như vậy, Đoàn ĐBQH TN tại kỳ họp thứ 5 đã tham gia đầy đủ các nội dung của kỳ họp với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri, góp phần vào thành công của kỳ họp.

                                                          Đình Hải lược ghi

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.