Tổng Giám đốc PVN: Mô hình tập đoàn kinh tế phát triển quá “nóng”!

Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn đánh giá, đa số TĐKTNN hoạt động ở thị trường trong nước, hội nhập quốc tế còn hạn chế
Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn đánh giá, đa số TĐKTNN hoạt động ở thị trường trong nước, hội nhập quốc tế còn hạn chế
(PLO) - Đề cao vai trò các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nhất là các tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng ông Nguyễn Vũ Trường Sơn - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho rằng, DNNN còn bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó có việc phát triển quá “nóng”, mở rộng đa ngành nhưng thiếu chú trọng lĩnh vực cốt lõi… 

Kết quả hoạt động chưa tương xứng nguồn lực

Phát biểu tại Hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển TĐKTNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được tổ chức mới đây, Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Vũ Trường Sơn khẳng định, sự ra đời và phát triển của các TĐKTNN đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đưa Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc PVN cũng chỉ rõ, trong quá trình hoạt động, mô hình TĐKTNN ít nhiều đã bộc lộ một số vấn đề cần phải giải quyết. Biểu hiện chủ yếu là phát triển quá “nóng”, tập trung mở rộng quy mô, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực mà thiếu chú trọng vào lĩnh vực cốt lõi; phát triển vượt quá năng lực tài chính, quản trị...  Kết quả, hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ (tài nguyên, đất đai, vốn, công nghệ...); gặp khó khăn trong quản lý khi tham gia vào các lĩnh vực rủi ro (tài chính, ngân hàng, bất động sản...). Phạm vi hoạt động của đa số các TĐKTNN chủ yếu là thị trường trong nước, hội nhập khu vực và quốc tế còn hạn chế. Sự liên kết giữa các thành viên trong tập đoàn chưa cao, chưa thể hiện được bản chất của TĐKT, chưa thể hiện rõ được vai trò dẫn dắt, tạo động lực phát triển cho các lĩnh vực, các ngành khác.

Đại diện PVN cũng cho rằng, ảnh hưởng của các TĐKTNN đối với nền kinh tế là rất sâu, rộng. Khi các TĐKT hoạt động hiệu quả sẽ có tác động tích cực, sâu sắc đến không chỉ lĩnh vực kinh tế mà hơn thế nữa, còn tác động tới niềm tin của xã hội vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, vào chế độ, chính sách của Nhà nước.

Thực tiễn cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nói chung, các TĐKTNN nói riêng, một trong những vấn đề then chốt cần giải quyết đó là hoàn thiện thể chế. Trong đó, một vấn đề cần đặc biệt quan tâm là thể chế hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng trong quản lý, điều hành của Nhà nước đối với các TĐKT chủ lực của đất nước.

Xây dựng thể chế để hạn chế nhược điểm

Theo PGS.TS Vũ Văn Hà, vai trò của DNNN trong nền kinh tế rất quan trọng, ở hầu hết các quốc gia, từ các nước phát triển cho tới các nền kinh tế mới nổi và các nước có thu nhập thấp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, ở Việt Nam, trong quá trình vận hành vẫn còn xảy ra tình trạng các TĐKT hoạt động kém hiệu quả, để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản nhà nước, hoạt động đầu tư bên ngoài lĩnh vực chính còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, trong lúc năng lực quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, thiếu kiểm soát chặt chẽ, làm phân tán nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của DN; chưa thực sự phát huy được vai trò nòng cốt trong nền kinh tế cũng như chưa làm tốt vai trò dẫn dắt, thúc đẩy các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

Vẫn vấn đề này, ông Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng, tình hình xã hội đã khác trước, nhiều cái mới đặt ra đòi hỏi phải cập nhật, phải suy nghĩ để làm cho phù hợp. Đó là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư - đang tác động sâu rộng trong mọi mặt hoạt động của nền kinh tế. “Chớp thời cơ, khắc chế nguy cơ, trong đó vai trò của các TĐKTNN là rất quan trọng”, ông Phùng Hữu Phú nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phú, muốn phát triển TĐKTNN thì có nhiều yếu tố nhưng trong đó, yếu tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu là vấn đề thể chế. “Trong thời gian tới, quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế để thúc đẩy các TĐKTNN phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả hơn phải được đồng bộ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, phù hợp với quy luật thị trường, với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế”, ông Phú nói. 

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội thảo.

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Đọc thêm

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.