Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức lại không gian phát triển cho tỉnh Lâm Đồng mới để tối ưu hoá nguồn lực

(PLVN) - Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, sau khi hợp nhất 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận sẽ hình thành nên tỉnh Lâm Đồng mới với diện tích lớn nhất cả nước, hội tụ đầy đủ tiềm năng lợi thế mà ít nơi có được. Do đó, Tổng Bí thư yêu cầu cần tổ chức lại không gian phát triển tỉnh Lâm Đồng mới theo hướng mở rộng, gắn kết, bền vững, phát huy lợi thế theo quy mô, tối ưu hoá nguồn lực.

Không để hạn chế cản trở tiến trình đổi mới

Ngày 9/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng, Thường trực Tỉnh uỷ Bình Thuận, Đắk Nông.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông - mỗi địa phương đều có bản sắc riêng, thế mạnh nổi trội góp phần làm nên sự phát triển phong phú, đa chiều. Lâm Đồng là vùng đất trù phú, khí hậu ôn hoà, nhiều tiềm năng đang được định hướng phát triển du lịch sinh thái thông minh, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao, du lịch chất lượng cao; còn Đắk Nông giàu tiềm năng, có di sản địa chất toàn cầu, rừng nguyên sinh Tây Nguyên, khoáng sản quý giá như bauxit, cũng là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc anh em với nền văn hoá đa dạng, đặc sắc; còn Bình Thuận là vùng đất có nhiều nắng gió, biển xanh cát trắng, là vùng đất du lịch, cửa ngõ ra biển lớn.

Theo Tổng Bí thư, 3 địa phương Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận với 3 đặc điểm riêng biệt nhưng đang hội tụ và gắn kết chặt chẽ trong chỉnh thể thống nhất: “Trong những năm qua, tôi vui mừng khi cả 3 tỉnh đều đạt các thành tựu tích cực trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị… Cả 3 tỉnh đều tập trung phát triển các lĩnh vực có tiềm năng như nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, du lịch sinh thái, khoáng sản, năng lượng; giữ vững an ninh chính trị”, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận.

Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo Chính phủ, các Ban, Bộ, Ngành Trung ương.

Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo Chính phủ, các Ban, Bộ, Ngành Trung ương.

Tổng Bí thư cũng đề nghị lãnh đạo 3 địa phương thẳng thắn nhìn một số hạn chế, cần đổi mới mạnh mẽ hơn trong giai đoạn phát triển mới như: Quy mô kinh tế từng tỉnh còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng; năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh còn hạn chế…; bộ máy hành chính cồng kềnh, phân tán nguồn lực, phối hợp liên ngành, liên vùng còn hạn hẹp; Quá trình chuẩn bị hợp nhất đặt ra nhiều thay đổi lớn khiến một bộ phận cán bộ, công chức, người dân hoang mang, tâm lý chưa thật sự sẵn sàng….

“Những hạn chế này nếu không được nhìn nhận nghiêm túc, được xử lý quyết liệt sẽ cản trở tiến trình đổi mới, tái cấu trúc tổ chức bộ máy toàn diện tỉnh Lâm Đồng mới“, Tổng Bí thư lưu ý.

Tổ chức không gian phát triển theo hướng mở rộng, gắn kết, bền vững

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Chủ trương sáp nhập 3 tỉnh hình thành tỉnh Lâm Đồng mới là quyết sách lớn vừa có tình chiến lược vừa mang tính tất yếu nhằm nâng cao năng lực hiệu quả quản trị, quản lý, tổ chức lại không gian phát triển theo hướng mở rộng, gắn kết, bền vững, phát huy lợi thế theo quy mô, tối ưu hoá nguồn lực. Đây không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn là bước ngoặt trong tư duy phát triển, quản trị lãnh thổ, thiết kế thể chế hiện đại, tinh gọn, linh hoạt, hiệu quả…

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu kết luận buổi làm việc.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu kết luận buổi làm việc.

Tỉnh Lâm Đồng mới có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với hơn 24.000km2, gần 4 triệu người, đủ sức đề xuất cơ chế đặc thù. Các tỉnh hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng mới có thể bổ trợ lẫn nhau, trong đó Lâm Đồng là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, Đắk Nông có thế mạnh khoáng sản, Bình Thuận giữ vai trò cửa ngõ ra biển với lợi thế năng lượng tái tạo và logistis…

Để thực hiện thành công các nhiệm vụ đã đề ra, thời gian tới, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu lãnh đạo 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất, khẩn trương hoàn thành việc hợp nhất tổ chức bộ máy gắn với tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; nếu triển khai hợp nhất cấp xã và tỉnh cùng thời điểm thì đăng ký với Trung ương. Trung ương rất hoan nghênh, tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ nhanh những bất cập phát sinh; giảm đầu mối, giảm tầng nấc trung gian nhưng không làm gián đoạn công việc, không gây xáo trộn cho đời sống Nhân dân, hoạt động của doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Việc sáp nhập các cơ quan, tổ chức phải tiến hành khoa học, minh bạch, công khai, khách quan; phản ánh phẩm chất, năng lực, uy tín, hiệu quả làm việc trong bố trí cán bộ… không để tâm lý cục bộ địa phương, bè phái, lợi ích nhóm ảnh hưởng đến sự trong sáng và đoàn kết nội bộ; hết sức quan tâm chế độ chính sách cho cán bộ trong việc tinh giản, nghỉ chế độ, luân chuyển công tác trên tinh thần nhân văn, trách nhiệm, thấu đáo, đúng quy định…

Thứ hai, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo tư duy tích hợp, tầm nhìn dài hạn trên nền tảng mới. Sau khi hợp nhất, tỉnh Lâm Đồng mới có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, có đầy đủ yếu tố mà ít địa phương có được, đó là giàu tài nguyên biển, tài nguyên rừng, có biên giới, cao nguyên và hải đảo nên cần khẩn trương xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển giai đoạn mới…

Quá trình phát triển nhanh nhưng phải bền vững, kiên định phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế tri thức; cần xác định rõ phát triển như thế nào, ưu tiên cái gì, nguồn lực từ đâu để chuyển hoá tiềm năng, lợi thế…

Thứ ba, khoa học công nghệ, chuyển đổi số cần xuyên suốt; chú trọng phát triển kinh tế số, nông nghiệp số, du lịch số…; chú trọng hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp liên vùng…

Thứ tư, phát triển kinh tế tư nhân là trụ cột then chốt, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng để doanh nghiệp tư nhân vươn lên, đặc nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã kiểu mới; định hướng phát triển theo cụm liên kết ngành; địa phương cần cụ thể hoá Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, kêu gọi các nhà đầu tư lớn…

Thứ năm, tái cơ cấu toàn diện mô hình tăng trưởng, khơi thông các nguồn lực truyền thống, phát triển các nguồn lực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; quyết tâm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư…

Ngoài ra, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đề nghị lãnh đạo 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận chú trọng lấy con người là trung tâm, chủ thể của mọi chiến lược; phải khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng; phát triển toàn diện văn hoá, giáo dục, ý tế; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, bảo tồn các giá trị văn hoá đặc sắc. Đồng thời giữ vững quốc phòng an ninh, tạo đồng thuận xã hội sâu rộng trong toàn xã hội, xem đây là nền tảng cho thành công của toàn bộ quá trình hợp nhất

Tại buổi làm việc, đại diện 3 địa phương báo cáo với Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng đã tóm tắt lại những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như những thuận lợi, khó khăn của địa phương.

Thời gian tới, Ban Thường vụ 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận tiếp tục bám sát, chấp hành nghiêm túc, triển khai nhanh, hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương để lãnh đạo, chỉ đạo và, nỗ lực đưa vào hoạt động cấp xã mới từ ngày 1/7/2025, phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/7/2025 và hoàn thành việc hợp nhất 3 tỉnh đúng theo tiến độ. Tiếp tục triển khai kế hoạch sắp xếp 3 tỉnh theo định hướng của Trung ương...

Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng cũng kiến nghị Trung ương về việc phát triển một số dự án hạ tầng giao thông như triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp toàn tuyến Quốc lộ 28; Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 27; đầu tư cao tốc kết nối các tỉnh Bình Thuận, tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông; tuyến đường động lực Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Bảo Lâm (Lâm Đồng); Đề xuất sớm đầu tư nâng cấp cảng hàng không quốc tế Liên Khương từ 4D thành chuẩn 4E để phục vụ du lịch, xuất khẩu nông sản công nghệ cao...

Đọc thêm

Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Bộ trưởng Lương Tam Quang và các đại biểu dự buổi gặp mặt. (Ảnh: Báo CAND)
Chiều 17/6, tại Hà Nội, Bộ Công an trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo Bộ Công an khẳng định, báo chí là trận tuyến tư tưởng vững chắc, luôn đồng hành cùng lực lượng CAND giữ gìn ANTT, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân.

Bài 1: 21 tháng 6 - Ngày đặc biệt của báo giới Việt Nam

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh và các đại biểu thăm trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất bản tờ báo Thanh Niên năm 1925 (Quảng Châu, Trung Quốc). (Ảnh: TTXVN phát)
(PLVN) - Ngày 18/8/2024, trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên cương vị mới, đến Trung Quốc, người đứng đầu Đảng ta đã đến thăm một địa chỉ đặc biệt: căn nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Nơi đây từng là “Trụ sở Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” gắn liền với thời kỳ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 1924 - 1927 và cũng chính là nơi ra đời tờ Thanh Niên.

4.226 trụ sở dôi dư, 11.000 tài sản công chưa được khai thác, sử dụng hợp lý - đại biểu quốc hội mong có những chỉ đạo quyết liệt

Đại biểu Đặng Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/6, thảo luận ở hội trường Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục chỉ đạo quyết liệt trong việc sắp xếp, xử lý tài sản, nhà, đất công dôi dư; quan tâm, thực hiện đầy đủ, toàn diện hơn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (PCTN,LP) với những kết quả cụ thể nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực để tiếp tục thực hiện đầu tư cho phát triển.

Họp báo quốc tế về triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ông Phạm Tất Thắng thông tin tại họp báo.
(PLVN) - Sáng 17/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội tổ chức Họp báo quốc tế về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.

Công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20

Thượng tướng Võ Minh Lương trao Quân kỳ Quyết thắng cho Binh đoàn 20. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Ngày 16/6, tại TP Hồ Chí Minh, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố Quyết định thành lập Binh đoàn 20.

Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc: Cần bổ sung thêm những chính sách vượt trội cho cán bộ

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu giải trình ý kiến của các ĐBQH tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 16/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ). Cuối phiên thảo luận, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà phát biểu tại họp báo.
(PLVN) -  Chiều 16/6 , tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Họp báo Công bố lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam công bố Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi); Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung điều 10 Pháp lệnh Dân số đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV thông qua.

Chính thức bỏ cấp huyện

Phiên họp thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Quốc hội vừa thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) chuyển đổi mô hình tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp, chính thức bỏ cấp huyện.

Thông qua Nghị quyết sửa đổi 5 điều của Hiến pháp năm 2013

Quang cảnh phiên họp biểu quyết thông qua Nghị quyết sáng 16/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Sáng 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với 470/470 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 98,33% tổng số đại biểu).

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7

Tặng quà gần 1,6 triệu người có công dịp 27/7
(PLVN) -  Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Chủ tịch nước Lương Cường đã ký Quyết định tặng quà gần 1,6 triệu người có công với cách mạng trên cả nước. Mức quà được chia làm hai loại, 600.000 đồng và 300.000 đồng, tùy theo đối tượng và mức độ.