Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức đồng bào Tây Nguyên

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Đắk Lắk năm 2018. (Ảnh trong bài: QĐND)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Đắk Lắk năm 2018. (Ảnh trong bài: QĐND)
(PLVN) - Kể từ khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên lặng buồn, kể cho nhau nghe những câu chuyện về tình cảm, về cuộc đời, sự nghiệp vẻ vang vì nước, vì dân của Tổng Bí thư, người học trò xuất sắc của Bác Hồ vĩ đại.

1. Cùng với Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai là một trong những địa phương ở Tây Nguyên được Tổng Bí thư (TBT) Nguyễn Phú Trọng trực tiếp đến thăm, làm việc. Hình ảnh của TBT trong lòng cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc ở đây hết sức gần gũi, tình cảm và trân trọng.

Những chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương đã được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên phấn đấu thực hiện trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ và sẽ tiếp tục được lan tỏa rộng rãi trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân.

Tây Nguyên đang trên đà khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một được nâng lên, từ phương thức sản xuất du canh, du cư “chặt, đốt, chọc, tỉa”, nay bà con đã biết “công nghiệp hóa” trong sản xuất, đưa máy móc hiện đại vào sản xuất. Cơ sở hạ tầng đã hội tụ đầy đủ là tiền đề để cấp ủy, chính quyền và bà con địa phương đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Những thành quả có được trước hết là nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, trong đó có công lao to lớn của TBT Nguyễn Phú Trọng. Để tưởng nhớ, biết ơn và hướng về TBT, cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tăng cường đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng hoàn thành tốt các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ tỉnh Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk đã đề ra.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức đồng bào Tây Nguyên ảnh 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với thương binh Đinh Phi ở xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai năm 2017.

2. Một trong những người ở Tây Nguyên may mắn được gặp TBT Nguyễn Phú Trọng là bà Rơ Châm H’Déo, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai xúc động: “Mấy hôm nay nghe tin TBT Nguyễn Phú Trọng ra đi, buồn quá! Thế là từ nay chúng ta mất đi một cán bộ tài năng, đức độ, một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những cống hiến của TBT cho dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc đã là huyền thoại, là biểu tượng của một thế hệ cách mạng...”.

Bà Rơ Châm H’Déo bộc bạch, đến bây giờ vẫn nhớ như in những ngày của tháng 4/2017, khi TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm và làm việc tại Gia Lai. Những lời căn dặn của TBT khi vào thăm và làm việc tại Gia Lai vẫn hằn in trong tâm trí bà. “Mình là cán bộ, đảng viên là phải tiên phong, gương mẫu, nói đi đôi với làm, phải gần dân, đem chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về với dân. Tuyên truyền, động viên, hướng dẫn giúp bà con dân làng hiểu biết thêm, để cùng nhau xây dựng ngôi nhà đại đoàn kết, tạo nên sức mạnh quân dân, làm thất bại âm mưu kích động, chia rẽ của bọn phản động, tập xây dựng một Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng phát triển kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh...”, bà Rơ Châm H’Déo nhớ lại lời dặn của TBT Nguyễn Phú Trọng.

Những ngày vào thăm Gia Lai, đi đến đâu, ghé thăm nhà nào, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng ân cần bắt tay từng người, hỏi thăm sức khỏe, công việc nương rẫy và không quên nói chuyện truyền thống đánh giặc của người dân Tây Nguyên. TBT khuyên dặn bà con phải biết nghe lời cán bộ địa phương, lời bộ đội, biết trồng cây lúa nước, cây cà phê... để thoát nghèo đói, lạc hậu.

Xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai là xã anh hùng, thành tích trong đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc thì không thiếu, nhưng cái thiếu đáng buồn ở đây là hạt lúa, củ khoai... chưa nhiều, nên kinh tế còn rất khó khăn. Tháng 4/2017, không quản đường sá xa xôi, núi đồi cách trở, TBT Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp đến thăm cán bộ và Nhân dân xã Ayun. Tận mắt chứng kiến những khó khăn của bà con, lại lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con, TBT đã chỉ đạo Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng “điện, đường, trường, trạm”, trong đó tập trung xây dựng dự án hồ thủy lợi Plei Keo.

Trên cơ sở chỉ đạo của TBT, đến tháng 6/2018, dự án hồ thủy lợi Plei Keo được khởi công xây dựng với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng. Đến cuối năm 2019, công trình hoàn thành và phục vụ nước tưới cho khoảng 500ha cây nông nghiệp.

Khỏi phải nói niềm vui của người dân nơi đây khi họ đã có những cái mà mới đây thôi bà con “tưởng mình đang mơ”. Đó là điện, đường, trường, trạm, đặc biệt là nguồn nước cho cây trồng. Có nước cây cối xanh tốt, bội thu, kinh tế phát triển, tình làng nghĩa xóm và văn hóa làng xã cũng phát triển lên theo, bao hủ tục lạc hậu được người dân loại bỏ. “Thương TBT bao nhiêu, vui cái bụng bao nhiêu, thì bà con mình càng tin theo Đảng, kiên quyết không trông chờ hay ỷ lại, đoàn kết giúp nhau trong cuộc sống, giúp nhau để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống...”, ông Đinh Miơch, già làng Achông, xã Ayun, huyện Chư Sê (Gia Lai) chia sẻ cùng chúng tôi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ký ức đồng bào Tây Nguyên ảnh 2

Người dân làng Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum vui mừng đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2017.

3. Trong 2 lần về thăm, làm việc với tỉnh Kon Tum, TBT Nguyễn Phú Trọng luôn dành thời gian đến thăm các làng đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, năm 2011, TBT đến thăm làng Đăk Mút, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà và năm 2017, đến thăm làng Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum. Những lời căn dặn của đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng luôn được đồng bào dân tộc thiểu số khắc ghi và thực hiện.

Làng Kon Rờ Bàng 2, xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum có hơn 190 hộ, trước đây dân làng còn nghèo khó, chưa đến mùa thu hoạch mà những chòi lúa, những chum vại trong nhà đã trống, không còn hạt lúa. Tháng 4/2017, TBT Nguyễn Phú Trọng đến thăm Kon Rờ Bàng 2, tại đây TBT đã ân cần hỏi thăm đời sống người dân, kết quả học tập của con em, tình hình hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong thôn...

Ông A Gưch, già làng Kon Rờ Bàng 2 cho biết: “Thời gian mà mình và bà con dân làng được gặp TBT Nguyễn Phú Trọng tuy ngắn nhưng cũng đủ để khắc ghi những tình cảm mà TBT dành cho mình. Cứ ước ngày gặp lại để bà con khoe với TBT những kết quả làm được khi nghe theo lời TBT căn dặn và chỉ đường. Nhưng không được nữa rồi...”.

Tây Nguyên đang trên đà cất cánh, hình ảnh TBT Nguyễn Phú Trọng - một nhà lãnh đạo tài đức vẹn toàn, tâm sáng, lòng trong, gần dân, vì dân, luôn sống mãi trong lòng bà con Tây Nguyên.

Tin cùng chuyên mục

Các đại biểu bấm quyết biểu quyết thông qua Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

‘Xóa’ phân biệt công chức cấp xã với cấp tỉnh

(PLVN) - Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) vừa được thông qua đã hoàn thiện các quy định nhằm thực hiện chủ trương xây dựng một nền công vụ thống nhất, liên thông, đồng bộ từ Trung ương đến cấp xã, không phân biệt cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh.

Đọc thêm

Giữ vững sự tin tưởng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

Tổng Bí thư Tô lâm phát biểu chỉ đaọ tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Hải
(PLVN) - Phát biểu tại cuộc làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương diễn ra ngày 23/6, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mọi công tác của Mặt trận và các đoàn thể phải hướng đến mục tiêu cao nhất, giữ vững, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận trong toàn xã hội, sự tin tưởng, sự ủng hộ của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đóng giao diện Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh từ 1/7

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Từ ngày 1/7/2025, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh sẽ đóng giao diện và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, nhằm bảo đảm kết nối liên thông, thống nhất giữa Trung ương và địa phương theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

LỜI TRI ÂN NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM 21/6

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Lại Xuân Môn tặng hoa chúc mừng Báo Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam  xin bày tỏ lòng cám ơn tới các đồng chí lãnh đạo các cơ quan trung ương và địa phương, các đối tác, cộng tác viên và bạn đọc trên mọi miền Tổ quốc. 

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chương trình, phong trào phải để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 22/6, kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện các chương trình, phong trào một cách thực chất để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực.

Mở rộng Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình
(PLVN) - Bộ Quốc phòng mới công khai Quy hoạch chi tiết khu vực Dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500. Dự án nhằm bảo tồn không gian linh thiêng, tôn tạo cảnh quan kiến trúc và nâng cao chất lượng đón tiếp các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để việc tổ chức chính quyền địa phương ảnh hưởng đến các công việc khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 22/6, kết luận hội nghị “3 trong 1” trực tuyến toàn quốc về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không để và không vì việc sắp xếp chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ảnh hưởng tới các công việc còn lại.

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải.
(PLVN) -  Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.

Kết luận số 169-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Người dân phường Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng mới đến Trung tâm hành chính công làm thủ tục hành chính. Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN
(PLVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 169-KL/TW (ngày 20/6/2025) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (gọi tắt là Kết luận số 169).

Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đọc diễn văn Lễ kỷ niệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.