Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn của Hãng Thông tấn TASS

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 5 đến ngày 8/9. Trước thềm chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời phỏng vấn của Hãng thông tấn TASS (Liên bang Nga).

Xin đồng chí Tổng Bí thư cho biết dồng chí mong đợi gì từ chuyến thăm chính thức - hữu nghị Liên bang Nga sắp tới và những vấn đề nào đồng chí muốn trao đổi với Tổng thống V.Putin và lãnh đạo Liên bang Nga?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga V.Putin, tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga trong thời gian tới. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp; đặc biệt diễn ra trước thềm các sự kiện lớn kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga trong năm 2019 và 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga vào năm 2020. 

Chuyến thăm chính thức Liên bang Nga lần này của tôi nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga, tăng cường sự gắn bó chiến lược và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Tôi sẽ cùng ngài Tổng thống V.Putin và các nhà lãnh đạo Liên bang Nga trao đổi toàn diện về quan hệ hai nước; thảo luận các phương hướng lớn và các biện pháp thúc đẩy quan hệ trên tất cả các lĩnh vực; trao đổi về những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Tôi tin tưởng rằng, chuyến thăm sẽ tạo động lực mới cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga tiếp tục phát triển, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hợp tác song phương, vì lợi ích của nhân dân hai nước và lợi ích của hòa bình, ổn định và phát triển của châu Á - Thái Bình Dương.

Xin đồng chí Tổng Bí thư chia sẻ đánh giá về quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời gian qua?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên bang Nga có bề dày lịch sử, được thử thách qua thời gian, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp. Đây là tài sản chung vô giá của hai dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.

Liên bang Nga là đối tác truyền thống rất quan trọng của Việt Nam. Trong suốt chiều dài gần 70 năm lịch sử quan hệ, nhân dân hai nước chúng ta đã cùng kề vai sát cánh, tương trợ, giúp đỡ nhau. Tôi không thấy có vấn đề gì gây trở ngại cho việc tiếp tục phát triển và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước. 

Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", nhân dân Việt Nam không bao giờ quên sự giúp đỡ to lớn, chí tình và hiệu quả cả về tinh thần và vật chất mà nhân dân Liên Xô trước đây, trong đó có Liên bang Nga đã dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay. 

Có lẽ ít có nước nào trên thế giới như Việt Nam có nhiều thế hệ người Việt, trong đó có lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, được đào tạo và học tập tại Liên bang Nga. Hiện nay, Liên bang Nga cũng là một trong số ít nước có nhiều người Việt Nam sinh sống và học tập nhất. Việt Nam ngày càng thu hút và trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách Nga. Đây là những nhân tố quan trọng góp phần củng cố mối quan hệ hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. 

Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên củng cố, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga. Từ khi hai nước nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012, quan hệ chính trị ngày càng có độ tin cậy cao; trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là các đoàn cấp cao, diễn ra thường xuyên trên tất cả các kênh đảng, chính quyền, quốc hội, địa phương. Hai bên duy trì nhiều cơ chế trao đổi, phù hợp có hiệu quả; hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư, an ninh - quốc phòng được tăng cường. Việt Nam là nước đầu tiên ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á - Âu.

Tuy nhiên, hợp tác kinh tế - thương mại song phương còn khiêm tốn. Sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực tháng 10/2016, kim ngạch thương mại tăng trưởng khoảng 30% trong hai năm qua, đạt khoảng 3,5 tỷ USD trong năm 2017, như vậy là còn rất thấp, chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp, tiềm năng to lớn và mong muốn của hai bên. Chúng tôi mong muốn lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ hơn và sớm thực sự là trụ cột của quan hệ hai nước trong thời gian tới. Có thể nói, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga đang phát triển thực chất, ngày càng sâu sắc theo hướng bền vững. 

Việt Nam và Liên bang Nga đã có kinh nghiệm hợp tác lâu dài và thành công trong lĩnh vực năng lượng. Xin đồng chí Tổng Bí thư nhận định về những nhiệm vụ mới trong lĩnh vực này?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tôi hoàn toàn nhất trí với nhận xét như vậy. Điển hình và là biểu tượng của sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng là Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, một công trình do Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, các liên doanh Việt - Nga trong lĩnh vực dầu khí như Liên doanh Vietsovpetro, Rusvietpetro, Gazpromviet, Vietgazprom... là biểu tượng của sự hợp tác giữa hai nước trong thời kỳ mới, mang lại hiệu quả kinh tế rất tích cực cho cả Việt Nam và Liên bang Nga. 

Dư địa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này còn rất lớn. Việt Nam đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu đầu tư, xây dựng và phát triển hạ tầng, năng lượng, điện là rất lớn. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn hoan nghênh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp của Liên bang Nga tham gia vào các dự án hiện đại hoá các nhà máy điện trước đây do Liên Xô giúp xây dựng, cũng như các công trình mới về năng lượng. Điều này xuất phát từ kinh nghiệm hợp tác lâu năm với Liên bang Nga, do Liên bang Nga có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, đồng thời là đối tác rất tin cậy của Việt Nam.

Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí phát triển rất năng động, là một trong những lĩnh vực hợp tác mang tính chiến lược lâu dài cả về chính trị và kinh tế. Ngành dầu khí đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Tôi đánh giá cao hiệu quả sự hợp tác của các công ty Liên bang Nga như Gazprom, Zarubezneft, Rosneft với Việt Nam trong thời gian qua. Việt Nam khuyến khích, ủng hộ và sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp Liên bang Nga tiếp tục tăng cường đầu tư và hoạt động tại Việt Nam. 

Hợp tác trong lĩnh vực này chúng ta không thể không kể đến một hướng quan trọng, đó là hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình. Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay đã và đang đào tạo cho Việt Nam nhiều nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này. Hai nước đã thống nhất sẽ xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Đây là dự án rất quan trọng đối với cả hai nước nhằm mục đích thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân quốc gia, đào tạo đội ngũ cán bộ trình độ cao, mở rộng và đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ.

Xin đồng chí Tổng Bí thư đánh giá về thực trạng và triển vọng của quan hệ hợp tác quốc phòng-an ninh và kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Liên bang Nga?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hợp tác về quốc phòng - an ninh giữa hai nước, trong đó có hợp tác kỹ thuật quân sự là lĩnh vực hợp tác trọng điểm và mang tính truyền thống. Trong thời gian qua, lĩnh vực hợp tác này đã không ngừng được mở rộng, củng cố, thể hiện sự tin cậy cao giữa hai nước và phù hợp với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga. Tôi đánh giá cao sự hợp tác rất hiệu quả, năng động giữa hai nước, nhất là trên các lĩnh vực hợp tác như đào tạo cán bộ, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, hải quân, quân y, kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng… Thời gian tới, hợp tác về quốc phòng - an ninh giữa hai nước sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tổng thể mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.