Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà Lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 diễn ra vào tháng 12/2023.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 diễn ra vào tháng 12/2023.
(PLVN) - Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với tiêu đề “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam”:

"Gần 60 năm được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, khoa học và biện chứng, nhãn quan chính trị sắc bén, luôn gắn kết chặt chẽ lý luận với tổng kết thực tiễn, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều đóng góp quan trọng, nổi bật vào xây dựng, hoàn thiện lý luận, cương lĩnh của Đảng ta về phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Những dấu ấn đóng góp về tư tưởng, lý luận của Đồng chí được thể hiện qua đường lối lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng tại các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng trong nhiều lĩnh vực, cũng như qua nhiều cuốn sách, tác phẩm của Đồng chí được đông đảo cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài đồng tình, ủng hộ, được giới nghiên cứu khoa học, lý luận và lãnh đạo của nhiều nước đánh giá cao. Những tác phẩm này có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về đường lối quân sự và chiến lược quốc phòng, về xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, về củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, v.v…

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh việc kế thừa, phát huy những thành quả đối ngoại của các giai đoạn trước và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng ta về đối ngoại từ nhiệm kỳ Đại hội XI đến nay có nhiều bước phát triển mới về tư duy, lý luận cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn đối ngoại của Đảng ta đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.

Có thể nói, nền ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” mà đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nêu trong các bài viết, phát biểu về đối ngoại chính là sự phản ánh khái quát, trọn vẹn nhất những nội dung cốt lõi và xuyên suốt về triết lý, bản sắc, quan điểm, tư tưởng, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ cơ bản và phương thức triển khai của nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam, dựa trên nền tảng bản sắc văn hóa, cốt cách dân tộc Việt Nam được tôi luyện qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh vào điều kiện phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Bản sắc đó là “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, kiên định nguyên tắc, nhưng sáng tạo, khôn khéo, linh hoạt về sách lược; đoàn kết, nhân ái nhưng luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Một điều đặc biệt trong nhiệm kỳ khóa XIII của Đảng là, lần đầu tiên trong lịch sử đối ngoại Việt Nam, Đảng ta tổ chức Hội nghị đối ngoại toàn quốc và Người đứng đầu Đảng ta viết một cuốn sách riêng về công tác đối ngoại “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, thể hiện sâu đậm tầm vóc trí tuệ của đồng chí Tổng Bí thư đóng góp vào phát triển tư duy, lý luận và hoàn thiện đường lối đối ngoại của Đảng ta.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đã đạt “nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, trở thành một điểm sáng đầy ấn tượng trong toàn bộ những kết quả, thành tựu chung của đất nước”. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng cùng với tập thể Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong chỉ đạo các vấn đề đối ngoại quan trọng, xử lý đúng đắn các mối quan hệ đối ngoại, đánh giá, dự báo sát và đúng tình hình, "biết mình, biết người", "biết thời, biết thế", để linh hoạt "biết cương, biết nhu", "biết tiến, biết thoái" trên cơ sở bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia- dân tộc.

Một trong những “di sản” đối ngoại mang dấu ấn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là việc chúng ta không chỉ giữ vững “trong ấm, ngoài êm” để phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế đang trải qua những biến động lớn, rất phức tạp, mà còn nâng lên tầm cao mới với chất lượng mới, nội hàm chiến lược mới, độ tin cậy chính trị cao hơn và hợp tác thực chất, hiệu quả hơn trong quan hệ với các nước láng giềng, các cường quốc hàng đầu, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống cũng như uy tín, vị thế mới của Việt Nam trên cả bình diện song phương và đa phương. Những thành tựu này đã góp phần khẳng định, “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” .

Trực tiếp tham gia các hoạt động đối ngoại cấp cao của Đảng, Nhà nước ta, đồng chí Tổng Bí thư luôn để lại cho các đối tác, bạn bè quốc tế ấn tượng tốt đẹp về một nước Việt Nam phát triển năng động, giàu văn hiến, hòa hiếu, đề cao chính nghĩa, lẽ phải, tôn trọng luật pháp quốc tế, ứng xử có lý, có tình, là bạn bè thủy chung, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; về hình ảnh một nhà lãnh đạo có uy tín lớn, có tầm nhìn xa trông rộng, tư duy sắc bén, ứng xử mẫu mực, tinh tế, chân thành, gần gũi và giản dị.

Với ngành Ngoại giao, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và nhiều tình cảm đặc biệt. Bên cạnh Hội nghị đối ngoại toàn quốc (tháng 12/2021), đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã 6 lần dự và phát biểu chỉ đạo tại các Hội nghị Ngoại giao, trong đó 5 lần dự trên cương vị Tổng Bí thư. Nội dung phát biểu của đồng chí tại các Hội nghị này đã chỉ đạo toàn diện, sâu sắc công tác đối ngoại, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành trong triển khai đồng bộ, hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng, đồng thời gợi mở nhiều chủ trương, định hướng chiến lược về xây dựng, phát triển ngành Ngoại giao theo hướng toàn diện, hiện đại, chuyên nghiệp. Đồng chí đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại, ngoại giao toàn diện về phẩm chất, bản lĩnh, đạo đức và trình độ, chuyên môn.

Cán bộ đối ngoại, ngoại giao vinh dự được tháp tùng, phục vụ đồng chí Nguyễn Phú Trọng trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, bên cạnh trực tiếp lĩnh hội các chỉ đạo về đối ngoại của Đồng chí, luôn cảm nhận rõ tình cảm ấm áp, gần gũi, chia sẻ và động viên của Người đứng đầu Đảng không chỉ về công việc mà cả cuộc sống, nhất là với những cán bộ ngoại giao đang công tác xa Tổ quốc và quê hương. Đội ngũ cán bộ trong ngành Ngoại giao mãi ghi nhớ và thấm nhuần lời căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “một nhà ngoại giao, một nhà hoạt động đối ngoại giỏi trước hết phải là một nhà chính trị giỏi, luôn lấy lợi ích của quốc gia - dân tộc, của chế độ làm kim chỉ nam trong hành động”, “luôn luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là đất nước, là Nhân dân” .

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà Lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Cá nhân tôi có vinh dự được tham gia phục vụ nhiều hoạt động đối ngoại cấp cao của đồng chí Tổng Bí thư cũng như một số dịp được trực tiếp báo cáo Đồng chí về công tác đối ngoại. Cũng như nhiều cán bộ đã từng làm việc, tiếp xúc với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi cảm nhận rõ từ Đồng chí một nhà lãnh đạo vừa có tâm, vừa có tầm, nhiệt huyết cách mạng, đạo đức trong sáng; rất kiên định nguyên tắc, nhưng rất sáng tạo, mềm dẻo; rất thông tuệ, uyên bác cả về lý luận và thực tiễn, có phương pháp khoa học, nhưng mộc mạc, khiêm nhường, lắng nghe, gần gũi, thân tình, lạc quan…

Có lẽ ẩn sâu trong đồng chí Nguyễn Phú Trọng là những phẩm chất tốt đẹp của bản sắc văn hóa và cốt cách con người Việt Nam, không ngừng tu dưỡng làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ý chí quật cường nhưng hòa hiếu, trọng tình, trọng nghĩa, đề cao đồng thuận, đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân và đoàn kết quốc tế, tất cả là bạn bè, là đối tác vì một thế giới hòa bình, hợp tác và cùng phát triển. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên phẩm chất, nhân cách của một nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta, được bạn bè quốc tế trân quý.

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa cùng các bậc tiền bối cách mạng, nhưng di sản Đồng chí để lại vô cùng quý giá đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Dưới ánh sáng đường lối đối ngoại của Đảng và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy thành tựu đối ngoại của đất nước, noi theo tấm gương đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, toàn ngành Ngoại giao nỗ lực hết sức mình phát huy mạnh mẽ vai trò tiên phong của đối ngoại, ra sức phấn đấu, rèn luyện để tiếp tục đóng góp xứng đáng vào đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc./.

Bùi Thanh Sơn

Ủy viên Trung ương Đảng

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Đọc thêm

Việt Nam lên tiếng trước thông tin phía Mỹ yêu cầu quan chức không dự sự kiện kỷ niệm Chiến thắng 30/4

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chủ trì họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao tháng 4/2025.
(PLVN) - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, của chính nghĩa, chấm dứt mất mát, đau thương không chỉ cho Nhân dân Việt Nam mà còn biết bao gia đình người dân Mỹ... Kỷ niệm 30/4 là dịp để tôn vinh những giá trị bất diệt của lòng vị tha, của hòa bình, của hòa giải và hàn gắn, của tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô

Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô
(PLVN) - Chiều 24/4, tại vùng biển Vũng Rô (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên), Đoàn công tác khảo sát vùng biển, đảo ven bờ từ Bình Thuận đến Phú Yên của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên long trọng tổ chức Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bến tàu không số Vũng Rô. Sự kiện mang ý nghĩa tri ân sâu sắc và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre
(PLVN) - Sáng 24/4, Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Bến Tre (1/5/1975 - 1/5/2025); 139 năm Ngày quốc tế Lao động và trao tặng giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu. Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chiều 24/4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 – 25/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Không để bị động về an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5

Không để bị động về an ninh, trật tự dịp Lễ 30/4 và 1/5
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động các phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết không để xảy ra phức tạp, bị động, bất ngờ, để bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân và sự kiện trọng đại của đất nước.

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 3: Ước nguyện được cống hiến của du học sinh Nga

Sinh viên Việt Nam khóa 2015 - 2020 chụp ảnh trước phòng thí nghiệm (Nguyễn Trúc Phương đứng hàng đầu tiên bên trái). (Ảnh trong bài do các nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội thông qua và chỉ đạo triển khai chủ trương tái khởi động điện hạt nhân (ĐHN), không ít kỹ sư được đào tạo về lĩnh vực này tại Liên bang Nga vui mừng khôn xiết, ngóng chờ đến ngày được cống hiến xây dựng “giấc mơ” ĐHN Việt Nam.

'Hẹn ước Bắc - Nam': Khát vọng thống nhất, ký ức hào hùng

Sân khấu hoành tráng của “Hẹn ước Bắc - Nam”.
(PLVN) - Hơn 12.000 khán giả bùng nổ trong chương trình nghệ thuật chính luận “Hẹn ước Bắc - Nam” kéo dài 100 phút, với pháo hoa rực rỡ, xe tăng, xe chở quân xuất hiện trên sân khấu, cờ Tổ quốc đỏ rực khán đài và hàng vạn người cùng cất cao tiếng hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” và “Đất nước trọn niềm vui”.

Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm thống nhất đất nước: Hành trình kiến tạo hòa bình, phát triển dân tộc

Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm thống nhất đất nước: Hành trình kiến tạo hòa bình, phát triển dân tộc
(PLVN) -  Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 23/4, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo quốc tế “50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hoà bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại”. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đến dự và phát biểu tại hội thảo.

Đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Với việc giảm thuế như trên, dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

TP HCM giữ vững vai trò Thành phố động lực tăng trưởng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại cuộc gặp cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tổ chức sáng 21/4 tại TP HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm kỳ vọng TP HCM tiếp tục giữ vững phát huy vai trò là động lực phát triển chính, trung tâm đổi mới sáng tạo của vùng và của cả nước.

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 2: Lòng dân đồng thuận, mong có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ

Nhiều người dân xã Phước Dinh sinh sống bằng nghề nuôi, trồng thủy sản. (Ảnh: PV).
(PLVN) - Khi huyện Ninh Hải triển khai khảo sát thông tin bằng phiếu đến các hộ dân, trên 90% người dân ở nơi chuẩn bị giải tỏa, di dời tại địa bàn huyện đồng thuận với chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN). Bên cạnh đó, người dân mong muốn khi đến nơi ở mới, cuộc sống sẽ được bảo đảm bằng và tốt hơn nơi ở cũ.