Tổng Bí thư: 'Đừng hiểu xây dựng Đảng chỉ là đi học nghị quyết'

Tổng Bí thư: 'Đừng hiểu xây dựng Đảng chỉ là đi học nghị quyết'
(PLO) - Mong muốn ngành Công Thương tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, công tác xây dựng Đảng là “then chốt của then chốt”, trong đó công tác cán bộ là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”. Tổng Bí thư đồng thời nhắc nhở, "đừng hiểu xây dựng Đảng chỉ là đi học nghị quyết”...

Làm việc với cán bộ chủ chốt Bộ Công Thương, hôm nay, 11/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, Bộ Công Thương có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

"Nông - công - thương - trí là 4 trụ cột của đất nước, một cây cột yếu là ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của cả quốc gia. Trong 4 trụ cột đó thì Bộ Công Thương quản lý đến 2 trụ cột. Đây vừa là trách nhiệm vừa là vinh dự to lớn của Bộ Công Thương đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", Tổng Bí thư nêu rõ.

Ngành Công Thương đã liên tục phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, một động lực quan trọng cho sự phục hồi và phát triển kinh tế đất nước, đưa Việt Nam từ một nước nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình. Đến nay, công nghiệp, thương mại và dịch vụ đã đóng góp hơn 80% GDP, khoảng 70% thu ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn chung của cả nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định, ngành Công Thương phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là Ban cán sự Đảng nhiệm kỳ Khóa XI và một số tổ chức, cá nhân thuộc Bộ đã mắc những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng đến mức bị xử lý kỷ luật. Bộ Công thương đã phải xử lý "nhiều chuyện nội bộ đau đầu" ảnh hưởng đến uy tín của ngành và tác động đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, đảng viên trong ngành -  những việc "chưa từng có tiền lệ" và "chưa từng bộ, ngành nào gặp phải". Nhiều tồn tại, yếu kém của nhiệm kỳ trước được phát hiện và phải tập trung ưu tiên xử lý, khắc phục hậu quả.

"Mặc dù vậy, ngành Công Thương đã xốc lại đội ngũ, nỗ lực phấn đấu, vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ được giao, có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Ngành Công Thương đã quan tâm làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng nội bộ đoàn kết trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, có nhiều tìm tòi sáng kiến trong chỉ đạo điều hành", Tổng Bí thư ghi nhận.

Tổng Bí thư đồng thời lưu ý, toàn ngành phải tập trung ưu tiên xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thật nghiêm, thật tốt luật pháp, cơ chế, chính sách liên quan đến ngành Công Thương theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngành phải tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ, đó chính là xây dựng cơ chế chính sách, con người, tổ chức trong sạch vững mạnh, đồng tâm nhất trí, bố trí sử dụng cán bộ đúng đắn, khắc phục tình trạng chán Đảng, khô đoàn, nhạt chính trị…

“Đừng hiểu xây dựng Đảng chỉ là đi học nghị quyết”, Tổng Bí thư nhắc nhở, đồng thời nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là “then chốt của then chốt”, trong đó công tác cán bộ là “nguyên nhân của mọi nguyên nhân”.

Báo cáo tại cuộc làm việc, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, ngành chế biến chế tạo, sản xuất công nghiệp nói chung vẫn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra, năm 2017 tăng 7,4%, năm 2017 tăng 9,4%, 6 tháng đầu năm 2018 tăng 10,5%. Công nghiệp chế biến, chế tạo khẳng định vai trò trụ đỡ, là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng công nghiệp, cho thấy quá trình tái cơ cấu công nghiệp đang đi đúng hướng và có những chuyển biến tích cực. Năm 2016, xuất khẩu đạt xấp xỉ 180 tỷ USD, năm 2017 lần đầu tiên vượt mốc 200 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu tiếp tục thặng dư 2,7 tỷ USD.

Từ năm 2016, Bộ Công Thương đã thu gọn tổ chức bộ máy từ 35 đầu mối xuống còn 30 đầu mối, giảm từ 197 phòng xuống còn 125 phòng; cắt giảm 675 điều kiện đầu tư kinh doanh không còn phù hợp; xóa bỏ 420 trong tổng số 720 mã hàng phải kiểm tra trước thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ; cắt giảm 183 trong tổng số 508 thủ tục hành chính; triển khai 154 trong tổng số 298 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và cấp độ 4 thông qua một Cổng thống nhất.

Bộ đã xây dựng và trình ban hành 110 văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thành 100% kế hoạch đề ra, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Đồng thời, tập trung xử lý các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Đến nay, 2 nhà máy đã sản xuất kinh doanh có lãi, 4 dự án từng bước giảm lỗ và hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, các dự án khác đều đã có lộ trình xử lý cụ thể theo nguyên tắc thị trường, không để kéo dài gây thiệt hại cho Nhà nước.

Ngành Công Thương đã tích cực, chủ động đẩy nhanh quá trình thoái vốn, cổ phần hóa, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước; nổi bật là đã cổ phần hóa thành công Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn, thu về cho ngân sách nhà nước 110.000 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Đọc thêm

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên Phủ
(PLVN) - Chiều 6/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia A1. Do điều kiện công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không lên dự được lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nên đã gửi vòng hoa tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Phòng, chống tác hại thuốc lá mới thế nào để bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi chất gây nghiện?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu đánh giá tác hại của các loại thuốc lá mới. (Ảnh: ĐBND).
(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Tái hiện bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Kỷ niệm chương cho các cựu chiến sĩ Điện Biên. Ảnh: VGP
(PLVN) - Tối 5/5, cầu truyền hình trực tiếp “Dưới lá cờ quyết thắng” kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam VTV thực hiện diễn ra tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Phát hành đặc biệt bộ tem Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Những câu chuyện xúc động bằng hình ảnh

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan ký phát hành theo thủ tục đặc biệt Bộ tem kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Chiều 5/5, tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Điện Biên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, tỉnh Điện Biên đã tổ chức Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ .

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang - Tuyên truyền chống khai thác IUU
(PLVN) -  Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang vừa cử một đồng chí chủ trì, chỉ đạo cơ quan Chính trị phối hợp với các đồn Biên phòng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, cùng chung tay, góp sức tháo gỡ “thẻ vàng” do EC đang áp dụng đối với ngành Thủy sản Việt Nam.