Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư tay chúc Tết cô giáo cũ

Dịp Tết cổ truyền của dân tộc sắp đến gần, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư tay chúc mừng cô giáo Đặng Thị Phúc, một cô giáo tiểu học của ông. 

Bức thư với những lời giản dị, mộc mạc được viết vào ngày 25/1/2019 (tức ngày 20 tháng Chạp) vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã được cô giáo Phúc nhận với niềm vui mừng, cảm động và đầy tự hào về cậu học trò cũ.

Trong thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi lời kính thăm cô giáo cũ và gia đình. Ông kính chúc thầy cô sang năm mới sức khỏe, trường thọ, an khang, mọi việc hanh thông, tốt đẹp, có nhiều niềm vui mới.

Trong phần tái bút, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trân trọng viết: "Em vẫn giữ mãi những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ phai mờ trong những năm tháng được cô dạy bảo".

Cô giáo Đặng Thị Phúc (nay 86 tuổi) là giáo viên tiểu học của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Sau khi học xong sư phạm, cô Phúc về xã Mai Lâm, Từ Sơn, Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội) dạy học.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư tay chúc Tết cô giáo cũ - 1

Hình ảnh bức thư Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc mừng năm mới cô giáo Đặng Thị Phúc được gia đình cô trân trọng, xúc động chia sẻ.

Lớp 4 cô dạy, số lượng học sinh của xã Mai Lâm ít quá nên phải kết hợp với xã Đông Hội để đủ một lớp. Mai Lâm 33, Đông Hội 15 em với nhiều độ tuổi khác nhau cùng tụ tập về mái đình thôn Mai Hiên học tập. Học trò lớn nhất lớp tên Duy, là lớp trưởng và bằng tuổi cô giáo. Còn học trò nhỏ nhất, ở xã Đông Hội ngày ấy chính là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bây giờ.

Giữa đám học trò lam lũ đủ mọi lứa tuổi, học trò Trọng để lại ấn tượng sâu sắc nhất với cô bởi nhỏ tuổi nhất nhưng lại học giỏi nhất lớp, rất thông minh, hăng say giơ tay phát biểu, chữ viết tròn và đẹp.

Trong ký ức của cô giáo Phúc, trò Trọng ngày ấy đi học từ nhà ở thôn Đông Trù phải qua thôn Lê Xá, vượt qua một cánh đồng mới đến được lớp. Suốt thời gian học lớp 4 cậu chỉ mặc mỗi bộ quần áo bà ba xẻ tà màu nâu, đi chân đất không kể đông hay hè. Nhưng với sự thông minh và nỗ lực, chăm chỉ, học trò Trọng cuối năm đã xuất sắc đứng vị trí thứ nhất, đại diện học sinh giỏi toàn diện báo cáo điển hình trước toàn trường.

Trò Trọng lên học trường cấp 2 Nguyễn Gia Thiều nhưng vẫn thường cùng anh lớp trưởng Duy đến thăm cô Phúc. Sau đó, cô chuyển nhà đi nơi khác nên hai cô trò mất liên lạc.

Sau hai năm dạy lớp 4, cô Phúc đi học và ra dạy cấp 2, môn Toán. Cô nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Năm 2001, sau khi dự buổi họp mặt với học sinh lớp 4 năm ấy, cô Phúc được báo tin "Cô ơi, học trò Phú Trọng bây giờ làm to lắm".

Vui mừng vì sự trưởng thành của trò Trọng, cô giáo Đặng Thị Phúc đã ấp ủ tâm tư viết nên bài thơ đề "Người trò nhỏ năm xưa" (tặng N.P.T). Thế nhưng mãi đến năm 2005, cô mới có dịp đọc bài thơ này ở hội thơ nhà giáo. Cô không ngờ, chính bài thơ đó đã giúp "Người trò nhỏ năm xưa" tìm lại cô giáo mình.

Vài hôm sau, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bất ngờ tìm đến thăm cô giáo tiểu học cũ của mình. Lúc bước vào nhà, ông Nguyễn Phú Trọng trách "mấy chục năm rồi mới được gặp, thế mà cô còn không cho em đến ". Cô trò cứ nhìn nhau xúc động không nói nên lời.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư tay chúc Tết cô giáo cũ - 2

Tổng Bí thư đến nhà thăm cô giáo cũ năm 2011

Nhận được bức thư tay giản dị của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc Tết, gia đình cô giáo Đặng Thị Phúc vô cùng cảm động, và trân trọng tình cảm tri ân chân thành, giản dị trong thư của người đứng đầu đất nước.

Chị Trần Thị Xuân Phương, giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, con gái của cô Đặng Thị Phúc (86 tuổi) cho biết: "Mẹ tôi sức khỏe đã yếu nhiều nhưng nhận được tình cảm, sự quan tâm của những người học trò cũ trong dịp Tết này khiến bà được tiếp thêm sức lực và niềm vui trong cuộc sống".

Trao đổi với PV Dân trí, chị Hồng Mai, con gái thứ hai của cô Đặng Thị Phúc (86 tuổi) tâm sự: “Thực ra thư tay ở thời đại này, một người nào viết cho người nào cũng là hiếm có khó tìm, ở đây lại là một người đứng đầu đất nước viết thư (mà còn là thư tay) để chúc mừng cô giáo cũ khiến gia đình vô cùng xúc động. Bố tôi có làm một thống kê nhỏ biết được rằng, qua 20 năm cả hai bên gia đình họ hàng nội ngoại có tổng cộng hơn 100 thầy cô giáo. Nghề giáo là nghề truyền thống của gia đình chúng tôi, tôi trước đây cũng là giáo viên của trường Sư phạm nhưng gia đình chúng tôi không nghĩ có một ngày lại nhận được thư của người lãnh đạo ở cương vị đứng đầu đất nước.

Bác Trọng và gia đình tôi có tình cảm thân thiết từ lâu mặc dù không có thời gian gặp gỡ nhưng lúc nào bác cũng dành cho mẹ tôi, các cô, các chú trong gia đình tôi tình cảm đẹp. Nhận được thư bác Trọng, gia đình chúng tôi cảm nhận được sự ấm áp trong từng câu chữ. Quả là một niềm hạnh phúc vô cùng to lớn trong dịp Tết đến, Xuân về.

Một bức thư tay, với chúng tôi, là tình cảm chân thành, độc đáo trong thời buổi này. Cầm bức thư tay, tôi thấy hoài cổ cũng có cái hay cái đẹp và gia đình mình thật diễm phúc vì mẹ có người học trò tuyệt vời là bác Trọng.

Thông qua báo Dân trí, tôi xin thay mặt gia đình gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - người bạn thân thiết, người học trò quý của mẹ tôi. Kính chúc bác luôn mạnh khỏe, an khang, hạnh phúc, lãnh đạo đất nước Việt Nam phát triển ngày càng phồn vinh”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Côn Minh, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Theo đặc phái viên TTXVN, đúng 9h05 phút ngày 5/11 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường và tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya – Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5-8/11.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.