Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kính cẩn dâng hương, tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng kính cẩn dâng hương, tưởng nhớ và tri ân công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thành kính dâng hương, tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc.

Trong không khí cả nước phấn khởi chào mừng 74 năm Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2019); 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 50 năm ngày mất của Người (1969-2019), sáng 1/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà 67 trong Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã thành kính dâng hương, tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta, Người thày vĩ đại của cách mạng Việt Nam - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.

Nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên Khu di tích, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ đi xa, cũng là 50 năm thực hiện Di chúc của Người, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ quốc gia, nhiều hoạt động phong phú, sinh động đã tổ chức chu đáo, trang trọng trên khắp mọi miền đất nước.

Vui mừng được biết đồng bào trong nước, du khách quốc tế đến tham quan, vào Lăng viếng Bác ngày càng đông, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết: “Tôi vừa đi vào đây, gặp bà con rất đông, cả những trẻ em vẫn còn bế trên tay, quê ở nhiều nơi, với tinh thần rất xúc động.”

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hoan nghênh cán bộ, nhân viên Khu Di tích đã cố gắng làm tốt công việc được giao, gìn giữ, bảo quản những tư liệu, hiện vật quí về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp tục tuyên truyền giáo dục, giới thiệu với đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế, đặc biệt là thế hệ trẻ để mọi người cùng học tập, nhớ ơn và thực hiện những lời căn dặn của Người.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao tinh thần phục vụ của cán bộ, nhân viên Khu di tích, anh chị em đã nhận thức rõ vinh dự và trách nhiệm của mình, làm tốt công việc được giao; đồng thời nhấn mạnh: "Nói về Bác, chúng ta nói bao nhiêu cũng không đủ, con người vĩ đại nhưng rất gần gũi, bình dị, muôn vàn tình thương yêu. Anh chị em được làm việc tại đây rất vinh dự, nhưng trách nhiệm cũng rất lớn, bởi vậy phải gương mẫu, hơn ai hết phải sống, làm việc theo tấm gương của Bác."

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: “Học Bác không phải học thuộc lòng, không phải nói trôi chảy cho hay, mà phải ngấm vào trong tim, trong óc, trong máu của mình, truyền cho được tình cảm đó vào trong nhân dân, biến thành những việc làm cụ thể, sinh động, có lợi cho nước, cho dân, theo đúng lời dạy của Bác, để thỏa lòng mong muốn của Bác. Chúng ta phải cố gắng làm theo tinh thần của Bác.”

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước căn dặn, anh chị em vinh dự được công tác, làm việc tại Khu Di tích, được gần với Bác nhất, nên hơn ai hết phải sống xứng đáng với Bác, truyền cho được tư tưởng, trí tuệ, tình cảm, tâm hồn, phong cách của Bác vào hàng triệu triệu người đến đây tham quan, chứ không phải nói một cách miễn cưỡng, khô khan, không tình cảm. Lâu nay anh chị em đã làm rất tốt rồi.

Bên cạnh đó, Khu Di tích cần huy động đội ngũ cộng tác viên, có cách thức tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng hơn nữa tấm gương đạo đức Bác Hồ, phong cách, tư tưởng, cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của Người tới mọi tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thân mật chúc cán bộ, nhân viên Khu Di tích và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, sống, chiến đấu, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại./.

Đọc thêm

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tiếp tục củng cố cơ sở về giao thông thông minh

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Tiếp tục phiên họp thứ 32, sáng 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến bước đầu về dự thảo Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) từ năm 2009 đến hết năm 2023” về lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, chiều 22/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân dịp tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội.

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.