Tôn vinh phác đồ 'giờ vàng' cứu sống trẻ sinh cực non

Tôn vinh phác đồ 'giờ vàng' cứu sống trẻ sinh cực non
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phác đồ giờ vàng với nhiều công nghệ hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, vừa được vinh danh, đã giúp cứu sống hàng trăm trẻ sinh non, hạn chế đặt nội khí quản, giảm di chứng và chi phí điều trị…

Tối 26/2, phác đồ “giờ vàng” của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được vinh danh một trong 12 thành tựu y khoa Việt Nam năm 2023 do Sở Y tế TP HCM phối hợp Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM tổ chức.

Tôn vinh phác đồ 'giờ vàng' cứu sống trẻ sinh cực non ảnh 1Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Phước Lộc (thứ tư từ trái qua) trao giải Thành tựu y khoa năm 2023 cho Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Ảnh: Ban tổ chức

Theo TS.BS Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh Bệnh viện Tâm Anh TP HCM, trẻ sinh non và rất non thường tím tái, không thở được, thân nhiệt hạ rất nhanh, nguy cơ nhiễm trùng cao. Nếu không hồi sức cấp cứu ngay tại phòng sinh thì khó giữ tính mạng.

Thập niên trước, thở máy xâm lấn là phương pháp điều trị chính cho trẻ sinh non rất nhẹ cân với hội chứng suy hô hấp. Mặc dù là biện pháp cứu mạng, thở máy xâm lấn có nguy cơ cao dẫn đến viêm phổi, bệnh phổi mạn, và khiến trẻ lệ thuộc oxy kéo dài.

Năm 2018, bác sĩ Phượng sang Australia du học, chứng kiến trẻ sinh non được chăm sóc nhẹ nhàng nhờ can thiệp sớm 60 phút đầu đời. Về nước, bác sĩ cùng đồng nghiệp nghiên cứu, sáng tạo phác đồ “giờ vàng” với mục tiêu giảm nguy cơ đặt nội khí quản, giảm tỷ lệ thở máy xâm lấn, từ đó giúp giảm chi phí điều trị.

Phác đồ “giờ vàng” là tổng thể nhiều kỹ thuật y khoa cao cấp được thực hiện trong 60 phút đầu đời, ngay tại phòng sinh để cứu sống và chăm sóc y tế cho trẻ sinh non và rất non từ 24 tuần tuổi. Phác đồ bao gồm các yếu tố, như kẹp rốn muộn, phòng ngừa hạ thân nhiệt, truyền tĩnh mạch duy trì đường huyết sau sinh, phòng nhiễm khuẩn huyết, hỗ trợ hô hấp với phương pháp không xâm lấn, cụ thể là thở không xâm lấn (CPAP) tại phòng sinh và liên tục đến khi nhập Hồi sức sơ sinh (NICU) cho nhóm trẻ sinh rất non, giúp tăng cơ hội sống, giảm di chứng về sức khỏe.

Nghiên cứu của TS.BS Cam Ngọc Phượng theo dõi 75 trẻ sinh non và cực non có tuổi thai trung bình 27,5-28 tuần chào đời khỏe mạnh tại BVĐK Tâm Anh TP HCM trong năm 2022 được áp dụng phác đồ này. Kết quả cho thấy, tỷ lệ trẻ phải đặt nội khí quản giảm từ 62,5% xuống còn 26%; tỷ lệ dùng surfactant (thuốc điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng) giảm từ 40% còn 20,9%. Tỷ lệ ấn tim, truyền epinephrine (thuốc hỗ trợ hô hấp) và tràn khí màng phổi rất thấp. Ngoài ra, chi phí điều trị trung bình giảm khoảng 30-40%.

Ekip “giờ vàng” cùng trang thiết bị hồi sức hiện đại tại phòng mổ kịp thời cứu trẻ sinh non và rất non. Ảnh: Tuệ DiễmEkip “giờ vàng” cùng trang thiết bị hồi sức hiện đại tại phòng mổ kịp thời cứu trẻ sinh non và rất non. Ảnh: Tuệ Diễm

Bác sĩ Phượng cho biết, để thực hiện phác đồ “giờ vàng”, bệnh viện cần xây dựng các đội “giờ vàng” gồm bác sĩ Sản khoa, Sơ sinh, nữ hộ sinh, đội ngũ điều dưỡng sơ sinh lành nghề.

Mặc dù, phác đồ can thiệp 60 phút đầu sau sinh, song thực tế bệnh viện chủ động triển khai trước sinh. Tại bệnh viện Tâm Anh khi tiếp nhận sản phụ dưới 34 tuần có biểu hiện sinh non, bác sĩ khoa Sản báo động bác sĩ Sơ sinh có mặt ngay tại giường sản phụ để xử trí kịp thời. Ngoài việc dùng thuốc hỗ trợ phổi, giúp tăng cơ hội sống cho trẻ sinh non, sản phụ cũng được truyền magie sulfat để bảo vệ não của thai nhi.

Trẻ chào đời, được hồi sức khi dây rốn vẫn còn đập, để ổn định hô hấp, tuần hoàn, mạch, huyết áp, phòng ngừa biến chứng sinh non. Ngay sau đó, trẻ được ổn định thân nhiệt bằng túi giữ ấm, hỗ trợ hô hấp với không khí áp lực dương để phổi nở, giúp cải thiện trao đổi khí trước khi kẹp rốn.

Nguy cơ đặt nội khí quản tại phòng sinh ở trẻ sinh rất non đã giảm trong thập niên vừa qua khi trẻ được thở CPAP sớm, theo bác sĩ Phượng.

Theo GS.TS.BS Ngô Minh Xuân - Chủ tịch Liên chi hội Chu sinh - Sơ sinh TP HCM, nguyên Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, phác đồ giờ vàng với điểm nhấn sử dụng phương pháp thở CPAP sớm tại phòng sinh là một trong những bước quan trọng ngay sau sinh giúp trẻ sinh non và rất non giảm suy hô hấp, cải thiện được dư hậu sau sinh, góp phần giảm tỷ lệ tử vong ở nhóm trẻ có nguy cơ, giảm chi phí cho gia đình và xã hội, mang lại nhiều giá trị, lợi ích cho cộng đồng. Đây là sự đổi mới về tư duy, cập nhật kỹ thuật hiện đại, có thể triển khai huấn luyện cho tuyến tỉnh, tuyến dưới, nhất là sử dụng thở CPAP sớm trong giờ đầu sau sinh, giúp cải thiện tỷ lệ tử vong, giảm di chứng sinh non.

Bác sĩ Sản khoa (phải) kết hợp bác sĩ Sơ sinh (thứ hai từ trái qua) cứu bé sinh non bằng phác đồ “giờ vàng”. Ảnh: Tuệ DiễmBác sĩ Sản khoa (phải) kết hợp bác sĩ Sơ sinh (thứ hai từ trái qua) cứu bé sinh non bằng phác đồ “giờ vàng”. Ảnh: Tuệ Diễm

Hơn ba năm triển khai tại Hệ thống bệnh viện Tâm Anh, phác đồ “giờ vàng” cứu sống và giảm nguy cơ cho trẻ sinh non như suy hô hấp, viêm phổi, loạn sản phế quản phổi; viêm ruột, hoại tử ruột, nhiễm trùng máu, tụt huyết áp; chậm phát triển, hệ miễn dịch kém; kém phát triển về thị giác, thính giác; bại não, xuất huyết não và dễ đối diện với hội chứng đột tử trẻ sơ sinh.

Cụ thể bé Bảo Ngọc chào đời vào tháng 10/2023, ở tuổi thai 28 tuần 5 ngày, nặng 1,2 kg, được áp dụng phác đồ giờ vàng. Sau hai tháng điều trị, bé nặng 2,65 kg, xuất viện vào tuần thứ 37. Hiện bé 4 kg, khỏe mạnh như em bé sinh đủ tháng.

Trước đó, bé Bối Bối sinh vào tháng 4/2021, ở tuần thai 25, nặng 740 g được bác sĩ bệnh viện Tâm Anh cứu sống bằng phác đồ “giờ vàng” và khỏe mạnh xuất viện sau 3 tháng với cân nặng 2,55 kg. Hiện bé gần 3 tuổi, khỏe mạnh, như các bạn sinh đủ tháng.

“Có những bé đón về chúng tôi tiên lượng chỉ còn khoảng 5-10% cơ hội sống. Tuy nhiên, nhờ sự hỗ trợ của hệ thống máy thở mới cùng trang thiết bị hiện đại, ê kíp bác sĩ có kinh nghiệm nuôi sống nhiều trẻ sinh non mắc bệnh nặng. Đến thời điểm này, các con đều được cứu sống, khỏe mạnh”, bác sĩ Phượng tự hào.

Bé Bối Bối sinh non ở tuần 25 (bên trái), hiện gần 3 tuổi phát triển khỏe mạnh (bên phải). Ảnh: Gia đình cung cấpBé Bối Bối sinh non ở tuần 25 (bên trái), hiện gần 3 tuổi phát triển khỏe mạnh (bên phải). Ảnh: Gia đình cung cấp

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ sinh non khoảng 7%, mỗi năm có khoảng 100.000-110.000 trẻ chào đời non tháng và 17.000 trẻ tử vong trong vòng 28 ngày sau khi sinh.

“Hồi sức sơ sinh là ngành phát triển rất nhanh. Do đó, chúng tôi không ngừng cập nhật kiến thức, phác đồ điều trị mới, thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc chuyên sâu ngang tầm các nước trong khu vực, mang đến cơ hội sống khỏe mạnh nhiều hơn cho trẻ sinh rất non ở tuổi thai 23-24 tuần, cân nặng dưới 1kg”, bác sĩ Phượng nói.

PGS.TS.BS Trần Quang Bính, Giám đốc Chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, Hệ thống bệnh viện Tâm Anh được đầu tư lớn về trang thiết bị, công nghệ, nhân lực, trong tương lai bệnh viện sẽ tiếp tục đóng góp, phát triển y tế chuyên sâu, hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

Đọc thêm

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương nêu 'bí quyết' giúp cai thuốc lá thành công

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh - Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương.
(PLVN) - Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh – Trưởng Khoa thăm dò và Phục hồi Chức năng, Bệnh viện Phổi Trung ương, có 3 yếu tố giúp người hút tránh được tác hại của các loại thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá mới gồm: Hiểu biết, quyết tâm và sự hỗ trợ. Trong đó quyết tâm là yếu tố quan trọng nhất.

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)
(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.